Nhà thờ Tiên Yên
Hiện tại trên địa bàn huyện Tiên Yên có 2 nhà thờ nằm ở phố Thống Nhất (thị trấn Tiên Yên) và thôn Hợp Thành (xã Phong Dụ) dành cho những người Dao theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, theo những người cao tuổi ở xã Phong Dụ thì nhà thờ ở thôn Hợp Thành chỉ còn dấu tích nền móng cũ do bị đạn pháo những năm chiến tranh tàn phá.
(phố Thống Nhất, thị trấn Tiên Yên).
ở phố Thống Nhất còn gần như nguyên vẹn về kiến trúc do Pháp xây dựng. Hiện chưa có tài liệu nào ghi rõ được xây dựng từ năm nào. Vào các ngày chủ nhật hàng tuần nơi đây vẫn diễn ra buổi lễ của người theo đạo Thiên Chúa sinh sống trên địa bàn. Nhà thờ mang kiến trúc gotic của người La Mã thể hiện ở mái nhà hình vòm cuốn, cửa chính của Nhà thờ quay về hướng Đông. Người theo đạo Thiên Chúa chọn làm cửa nhà thờ hướng này vì theo quan điểm khi hướng về phía mặt trời mọc sẽ đón được tia nắng đầu tiên trong ngày và với họ đó là nguồn sáng của Thiên Chúa. Hiện trên tháp chuông Nhà thờ có quả chuông lớn có khắc thời gian được đúc năm 1931. Nhưng theo ông Đinh Viễn, người biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ thị trấn Tiên Yên 1915-2015, cho biết: Cũng không vì thế mà khẳng định Nhà thờ được xây dựng năm 1931, vì quả chuông từ nơi khác đem đến nhà thờ rất có thể nó được đúc ra trước hoặc sau khi Nhà thờ được xây dựng nhiều năm. Ông Viễn cho biết thêm: Vào năm 2015, tôi đã cùng với giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đi tìm hiểu các công trình kiến trúc cổ ở Tiên Yên. Giáo sư Ngọc có tài liệu bằng tiếng Hà Lan cổ có đôi dòng viết về , ngay cả người Hà Lan hiện đại không phải ai cũng đọc được. Được biết người Hà Lan đã đến Tiên Yên từ rất sớm, gắn liền với việc buôn bán ở thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn).
Ông Phan Thành (85 tuổi, phố Long Thành), người sinh sống lâu năm ở khu phố Thống Nhất, cho biết: “Trước đây ở khu phố quanh Nhà thờ hầu hết là người theo đạo Thiên Chúa, vào các ngày cuối tuần, tiếng chuông Nhà thờ vang khắp phố. Người Pháp rất coi trọng Nhà thờ này, ngày lễ Noel, các quan Pháp từ Móng Cái cũng đến Nhà thờ này. Lính khố đỏ bồng súng đứng chốt ở cửa các lối rẽ vào Nhà thờ, ngăn không cho người dân vào đó, để bảo vệ an ninh cho quan Pháp cầu kinh nhân ngày Chúa giáng sinh, khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi họ rút. Thời Pháp, Nhà thờ cũng có cha cố người Việt giảng kinh, là người rất giỏi ngoại ngữ. Những ngày thường ông giảng kinh bằng tiếng Việt và tiếng La tinh, khi có quan Pháp dự lễ thì ông giảng kinh bằng cả tiếng Pháp...”.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vẫn vững chãi với thời gian. Dịp lễ Noel, Nhà thờ là điểm đến không chỉ của người theo đạo Thiên Chúa, mà của nhiều người dân trên địa bàn huyện. Họ đến đây để hoà cùng không khí Noel đầy ấm cúng và tình đoàn kết.
Theo Công Thành
Báo Quảng Ninh