Quản trị mạng, hiểu sao cho đúng?
“Người làm quản trị mạng là người phải giỏi mọi thứ”, thành viên zerohunter2007 trên một diễn đàn tin học đã khẳng định “chắc nịch” như vậy!(?)
Theo giải thích của thành viên này thì “giỏi đủ thứ” là phải thành thạo từ việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập, các biện pháp chống tấn công hiệu quả cho đến việc phải tường tận các phần mềm văn phòng, thậm chí kể cả lập trình.
Nếu vậy thì quản trị mạng có “cửa” cho một sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) mới ra trường không?
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Nguyên – Trưởng phòng Đào tạo của Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Sài Gòn cho biết “không ai có khả năng biết tất cả mọi thứ, đặc biệt là lĩnh vực CNTT”. Hệ thống mạng doanh nghiệp thường được cấu thành bởi ba phần cốt lõi. Đó là hạ tầng cơ sở mạng, hệ điều hành và các ứng dụng, dịch vụ. Mỗi phần được phát triển và cung ứng thiết bị bởi một hãng công nghệ riêng biệt. Hãng Cisco, Juniper dẫn đầu về thiết bị và công nghệ ở mảng cơ sở hạ tầng. Hãng Microsoft, Linux, IBM chiếm thị phần lớn về hệ điều hành. Các dịch vụ ứng dụng cơ sở dữ liệu thì có Oracle, Microsoft SQL…Trong mỗi phần kể trên lại được được phân chia thành nhiều mảng nhỏ bên trong. Nếu nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải giỏi mọi thứ thì sẽ không một ai có thể đáp ứng. Chưa kể trong lĩnh vực này, các hãng thường xuyên “chạy đua” công nghệ, liên tục đưa ra các cải tiến trong kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ mới vào thiết bị. Công nghệ, kiến thức hôm nay chúng ta biết hôm nay có thể trở nên lạc hậu sau 3-4 năm. Thực tế thì một chuyên gia thực thụ cũng chỉ nghiên cứu, am tường về một lĩnh vực nhất định. Chính vì vậy, theo ông Nguyên, quan điểm về người quản trị mạng phải giỏi mọi thứ là không chính xác.
“Tri thức là vô hạn. Kiến thức của con người luôn có hạn. Nếu có đam mê, chịu khó học hỏi, quản trị mạng luôn có đất cho sinh viên CNTT dụng võ” ông Nguyên khẳng định.
Cùng đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thái An- Trưởng phòng Tư vấn-Giáo vụ SaigonCTT cho biết, quản trị mạng là một cụm từ chung chỉ về một ngành nghề trong lĩnh vực CNTT. Nó bao gồm công việc của một quản trị viên trên các thiết bị Cisco, quản trị viên Windows, quản trị viên về web server, về cơ sở dữ liệu….Vì vậy, để được “bước” vào nghề và làm nghề, chúng ta chỉ cần am tường, giỏi ở một mảng nhất định. Tuy nhiên, để trụ vững với nghề, đòi hỏi người làm nghề phải ra sức học hỏi. Nhưng theo ông An, “cập nhật” công nghệ mới thì dễ, “nâng cấp” kiến thức thì không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải đam mê thật sự. Nếu không, sẽ dễ nản và tụt hậu về công nghệ, kiến thức.
Người làm quản trị mạng phải giỏi mọi thứ ???? (Ảnh minh họa: SaigonCTT)
Tại các công ty lớn, công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty ứng dụng rộng rãi CNTT vào hoạt động như ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử thì quản trị mạng thường là một phòng ban với nhiều chuyên viên. Tại đây, mỗi chuyên viên sẽ phụ trách một mảng chuyên biệt, và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến phạm vi được phân công quản lý. Cơ cấu này cũng đang được các công ty vừa và nhỏ Việt Nam hướng đến, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong giải quyết công việc và đưa CNTT thành “xương sống” trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, quản trị mạng đang trở thành vị trí “nóng” trong các trang thông tin tuyển dụng.
Quản trị mạng là một nghề có “quyền lực” trong hệ thống mạng. Nhưng quyền lực chỉ thực sự đến khi bạn lành nghề, giỏi nghề ở một lĩnh vực nhất định!
Bích Trâm
Theo thông tin từ SaigonCTT, từ tháng 06 đến tháng 08/2011, khi đăng ký học chương trình Cisco CCNA - CCNP, Microsoft Windows Server 2008 - SQL Server 2008, Linux (LPI), các bạn sinh viên sẽ có cơ hội nhận thêm một khóa học có giá trị tương đương. |