Doanh nghiệp “chóng mặt” trong kỷ nguyên thông tin
(Dân trí) - Nhu cầu về dung lượng lưu trữ trên toàn thế giới sẽ tiếp tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm là 49.8% trong giai đoạn 2009-2014. Các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trước khối lượng và tốc độ phát triển của dữ liệu mà họ đang thu thập.
Dữ liệu - “nỗi ám ảnh” của các doanh nghiệp
Thách thức về việc quá tải dữ liệu cũng không là ngoại lệ với các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty trong nước cũng đang phải chịu áp lực rất lớn khi chuyển các dữ liệu thành thông tin, bảo mật và kiểm soát được cách thức lưu trữ tất cả những thông tin đó.
Ngành dịch vụ y tế là một ví dụ điển hình của sự “quá tải” về dữ liệu. Mỗi ngày, mạng lưới khổng lồ của các bác sĩ, chuyên gia, bệnh nhân, dược sĩ, đơn vị bảo hiểm và bệnh viện trao đổi hàng triệu yêu cầu, biểu mẫu, kết quả chẩn đoán, hình ảnh, đơn thuốc, tài liệu tham khảo và nghiên cứu y tế. Mặc dù hiện tại những thông tin y tế, chẳng hạn như kết quả chụp X-quang, siêu âm hay xét nghiệm đang dần dần được “số hóa” cao hơn nhưng hầu hết chúng vẫn còn dựa trên giấy tờ.
Ông Phùng Hoài Dương, Phó Tổng giám đốc, IBM Việt Nam, cho hay ngành y tế không phải là ngành duy nhất gặp phải vấn đề này. Cả thế giới đang bị ngập trong dữ liệu. Người ta dự đoán rằng, chẳng mấy chốc nữa, trên thế giới sẽ có tới hàng nghìn tỷ thiết bị được kết nối vào mạng Internet.
Theo hãng nghiên cứu IDC, lượng dữ liệu của thế giới đã vượt quá dung lượng lưu trữ khả dụng và nhu cầu về dung lượng lưu trữ sẽ tiếp tục nâng cao với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là
IBM sẽ tổ chức Diễn đàn giải pháp thông minh cho từng ngành kinh tế vào 2 ngày 17-18/11 tới tại TPHCM và Hà Nội. Diễn đàn là nơi các lãnh đạo kinh doanh và lãnh đạo công nghệ từ các ngành kinh tế quan trọng (ngân hàng, chính phủ, sản xuất và hàng tiêu dùng, v. v.) chia sẻ các thách thức trong kinh doanh, thảo luận về xu thế mới nhất của thị trường thời kỳ hậu khủng hoảng, và đặc biệt là tìm hiểu về các giải pháp CNTT đặc thù của IBM cho từng lĩnh vực cụ thể. |
Một nghiên cứu của hãng Coughlin Associates nhận thấy, từ năm 2009 đến năm 2015, dung lượng lưu trữ nội dung số trong lĩnh vực truyền thông và giải trí sẽ tăng tới 10 lần mỗi năm. Họ cần phải thu thập, truyền tải, tiêu thụ, xử lý và lưu trữ nhiều petabytes nội dung của những đoạn video, âm thanh và hình ảnh. Và cho đến nay, cách duy nhất để thực hiện những thao tác đó là sử dụng băng video, cassettes hay các phương tiện có thể tháo lắp được - một quy trình chậm chạp và đắt đỏ. Chính vì thế, yêu cầu về một phương thức mới, đơn giản, có chi phí thấp đã được đặt ra.
Trong khi đó, với ngành ngân hàng, việc ứng dụng CNTT cũng có nhiều thách thức. Trong Hội thảo khoa học với chủ đề Mô hình phát triển và cấu trúc cơ bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020, PGS., TS Lê Thị Mùi, Giám đốc Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank, cho rằng việc nâng cao năng lực quản trị và công nghệ đang là một thách lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống NHVN. Bà cho biết: Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các NHTM Việt Nam. Do vốn ít, năng lực tài chính hạn chế, nên một số ngân hàng không dễ thực hiện.
Đề cập đến vấn đề tái cấu trúc công nghệ, TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng VN, cho rằng, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng (TCTD). Mặc dù, một số NHTM đã triển khai ứng dụng thành công corebanking nhưng trước nhu cầu phát triển và mở rộng hoạt động, các TCTD đều cần nâng cấp corebanking và mở rộng các modul ứng dụng.
Trước những thực trạng và thách thức đó, IBM đã “trăn trở” để phát triển những công nghệ và giải pháp giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, trong đó có hệ thống lưu trữ đĩa tầm trung IBM Storwize V7000 vừa mới công bố.
“Các tổ chức đang gặp rất nhiều khó khăn trước khối lượng và sự phát triển của những dữ liệu mà họ đang thu thập. IBM Storwize V7000 sẽ mang lại cho khách hàng khả năng lưu trữ mới, giúp họ lưu trữ và bảo vệ dữ liệu một cách tốt hơn và thông minh hơn,” ông Brian Truskowski, Tổng Giám đốc phụ trách sản phẩm lưu trữ của IBM chia sẻ.
Khôi Linh