Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại
(Dân trí) - Ngày 15/5, tại Thành phố Vinh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại (trường hợp dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh).
Tham dự hội thảo có hơn 20 nhà khoa học quốc tế và 60 nhà khoa học trong nước, 28 nghệ nhân của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Có thể nói, dân ca ví, giặm là tiếng nói tâm tình của người Nghệ Tĩnh, phản ánh cốt cách, tâm hồn con người xứ Nghệ, tạo nên nét bản sắc riêng, độc đáo của vùng đất này.
Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn còn 260 làng có thực hành dân ca ví, giặm, có 75 nhóm dân ca ví, giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên.
Với những giá trị to lớn đó, Hội thảo khoa học quốc tế bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) đã quy tụ đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước để cùng nhau chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, bảy tỏ quan điểm về mặt lý thuyết, phương pháp tiếp cận và thảo luận về những biện pháp thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị dân ca nói chung, ví, giặm Nghệ Tĩnh nói riêng trong xã hội đương đại.
Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận vào 4 vấn đề chính: nhận diện rõ nét và toàn diện hơn những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các hình thức diễn xướng dân ca truyền thống; nhận diện sức sống của dân ca, đặc biệt là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác trao truyền, quản lý và xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; công tác bảo vệ và phát huy vai trò của dân ca trong đời sống…
Nhằm bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống, cụ thể tại hội thảo này là dân ca ví, giặm thì gia đình luôn được xem là tác nhân xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với những gia đình có truyền thống nghệ thật, ngoài yêu tố di truyền, gia đình với chức năng là môi trường truyền thị có ảnh hưởng rất lớn đến từng thành viên. Điều này đã được chứng minh sinh động qua cuộc đời và sự nghiệp của các lão nghệ nhân trong lĩnh vực dân ca và âm nhạc truyền thống ở miền Trung.
Cùng với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Xuân Đức - Hội văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng: “Tính chất cổ xưa của hát ví, hát giặm xứ Nghệ thể hiện ở chỗ gắn bó với các nghề nghiệp thủ công như phường vải, phường nón…mà những nghề này ngay nay đã biến đổi theo cuộc sống mới thế nên việc bảo tồn khó khăn vì đã tách khỏi lao động. Tuy nhiên, việc bảo tồn dân ca ví, giặm không cứng nhắc, cần đầu tư nghiên cứu để bảo vệ và tìm cách thay đổi cái khả biến, tạo đất sống mới cho dân ca xứ Nghệ phát huy giá trị của mình trong môi trường lao động công nghiệp”.
Bên cạnh đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng cần đưa dân ca ví, giặm vào trường học, bởi đây là nơi lưu giữ lâu nhất và khoa học nhất. Đồng thời, vấn đề truyền khẩu cũng được xem là cách để dân ca, ví giặm bền vững với thời gian.
“Chính việc đưa dân ca vào trường học đem lại sức sống, chính những làn điệu dân ca đưa vào trong những thanh nhạc của xứ sở Việt Nam rất nhiều những nhân sĩ đã bắt đầu tìm thấy những nguồn hứng để tạo ra những bài thanh nhạc rất là hay. Đây chính là bước đầu của sự định mệnh, giải tỏa vấn đề khó khăn trong vấn đề bảo vệ âm nhạc cổ truyền, dân ca mà chúng ta cần phải có sự huy động trên toàn quốc chứ không chỉ một vùng, một địa phương mà thôi”, GS.TS Trần Quang Hải chia sẻ.
Mà thế hệ trẻ bây giờ họ thường thích những bản nhạc mạnh, ồn ào như: Rock, hip hop… cho nên chúng ta cần phải lôi kéo, đưa thế hệ trẻ trở lại với nền âm nhạc truyền thống để thức tỉnh họ. Một khi họ thức tỉnh được rồi, họ quay về với vốn cổ thì chúng ta mới bảo vệ được. Nếu không lôi kéo được thế hệ trẻ, mình bỏ qua thì chúng ta sẽ chôn vùi truyền thống của mình trong quên lãng. Và như thế chúng ta sẽ để cho thế hệ trẻ quên hết vốn cổ, truyền thống của mình.
GS.TS Trần Quang Hải cũng cho rằng, ngôn ngữ trong dân ca nói chung là rất phong phú về ngôn ngữ địa phương. “Chính trong dân ca dân gian của chúng ta rất phong phú về ngôn ngữ địa phương và nó rất quan trọng mà không phải ở nơi nào cũng có. Mỗi vùng địa phương có một giọng nói khác nhau, chính giọng nói đó đã tạo ra giai điệu, những thăng âm hoàn toàn khác biệt. Nếu như trong miền Nam thì hát vọng cổ, ở Miền Trung thì có những điệu hò lý, hò mái đẩy…”.
Bảo tồn dân ca
Hầu như xã nào cũng có CLB dân ca, đội văn nghệ quần chúng tích cực biểu diễn, truyền dạy, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, dặm. Không chỉ xuất hiện trong các lễ hội, dân ca ví, dặm còn được biểu diễn trong đời sống hàng ngày… với sức truyền tải lớn, dễ đi vào lòng người. Người Nghệ Tĩnh ai cũng biết hát, ít thì dăm ba câu, vài ba bài hoặc cả tập dân ca ví, giặm.
Việc bảo tồn các giá trị vốn có của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, nhiều chuyên gia băn khoăn là không gian diễn xướng của dân ca ví, dặm còn chật chẹp, chưa thoáng... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, hoàn cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân cũng đã thay đổi, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm không còn như xưa.
Về vấn đề này, bà Noriko Ikawa - Nguyên trưởng ban phi vật thể UNESCO đánh giá: “Rất thú vị khi dân ca được lưu truyền trong gia đình và trong cộng động. Tuy nhiên, tôi có chú ý ở loại hình hát giao duyên, thông thường thì đôi nam nữ đứng đối diện nhau nhưng ở đây lại đứng hướng ra khản giả, theo tôi đây là thay đổi thích nghi để phù hợp với hoàn cảnh”.
Được biết, hiện nay, 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có 51 câu lạc bộ dân ca ví, dặm với sự tham gia sinh hoạt của hơn 800 nghệ nhân và nhiều cá nhân. Thông qua các kỳ liên hoan, hội diễn, các CLB này cũng đã dần hoàn thiện tổ chức và hoạt động thường xuyên, nổi bật như: CLB Thạch Châu, Cẩm Mỹ, Thạch Thanh, Cương Gián (Hà Tĩnh), Hồng Sơn, Ngọc Sơn, Hoàng Trù, Nghi Trung, Phúc Thành (Nghệ An).
Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận vào bốn vấn đề chính: nhận diện rõ nét và toàn diện hơn những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các hình thức diễn xướng dân ca truyền thống; nhận diện sức sống của dân ca, đặc biệt là dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý và xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; công tác bảo vệ và phát huy vai trò của dân ca trong đời sống.
Như vậy, tại Hội thảo lần này đã thu thập nhiều thông tin, tư liệu về dân ca ví, giặm nhằm tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình UNESCO.
Nguyễn Duy