Việt Nam đối diện với căn bệnh thách thức toàn cầu: bệnh đái tháo đường

Các chuyên gia của WHO đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”.

Đúng như mối quan ngại ấy, bệnh đái tháo đường đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, thách thức tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, hậu quả của thiếu hụt tiết insulin hoặc bất thường trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Đái tháo đường chia làm 2 loại là: ĐTĐ típ 1 (khoảng 5%) và ĐTĐ típ 2 (khoảng 90%).

Hiện nay, trên thế giới có 1,5 tỷ người bị hội chứng chuyển hóa (thừa cân béo phì, lên xuống đường huyết bất thường, tăng huyết áp, bệnh về mỡ máu), chiếm 20% dân số thế giới. Những người bị hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn gấp 5 lần. GS.TS.BS Osama Hamdy – Trung tâm Đái tháo đường Joslin, Trường Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết trong một hội thảo chuyên đề gần đây do Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức.

Giáo sư, tiến sỹ Osama Hamdy còn chia sẻ Châu Á chính là tâm chấn đái tháo đường toàn cầu, xuất phát từ các nguyên nhân chính như do lối sống ngày càng ít vận động, thói quen ăn uống giàu năng lượng và áp lực tinh thần trong cuộc sống. Điều nguy hiểm nhất là đa số người mắc bệnh ĐTĐ không biết cách kiểm soát để điều trị cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Trước thực trạng ấy, nhân ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường (Word Diabetes Day) 14/11, Hội Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Glucerna (Abbott – Hoa Kỳ) thực hiện chương trình tư vấn quản lý Đái tháo đường với chủ đề “Vai trò của dinh dưỡng trong kiểm soát đường huyết và giảm biến chứng cho người Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường” trong tháng 11/2012. 

Việt Nam đối diện với căn bệnh thách thức toàn cầu: bệnh đái tháo đường

Phát biểu tại chương trình, Thạc sỹ – bác sỹ Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Nội Tiết – Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM chia sẻ: “ĐTĐ rất nguy hiểm bởi bệnh diễn tiến âm thầm và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Biến chứng cấp tính là gây hôn mê tăng đường huyết. Biến chứng mạn tính làm tác động mạnh đến các cơ quan như thận, thần kinh, mắt, tim, mạch máu. Chi tiết hơn, khoảng 2/3 bệnh nhân ĐTĐ tử vong do biến chứng tim mạch. ĐTĐ còn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, gây suy thận mạn và khiến hơn 60% trường hợp đoạn chi không do chấn thương.”

Nhóm có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2 là những người trên 45 tuổi, có người thân trực hệ bị đái tháo đường, có tiền sử sinh con trên 4kg, hoặc bị đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, béo phì và rối loạn lipid máu. Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất để tự kiểm tra là: đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, mắt mờ, mệt mỏi, ngứa ngày toàn thân, vết thương chậm lành hơn lúc bình thường. Đó là những dấu hiệu tiêu biểu nhất của hiện tượng tăng đường huyết khi mắc ĐTĐ típ 2.

Ba nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị bệnh ĐTĐ là cần phải đưa mức đường huyết về gần bình thường, ngăn ngừa sự xuất hiện các biến chứng, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng, xây dựng một cuộc sống lạc quan cho người bệnh. Ba nguyên tắc này được áp dụng vào 3 biện pháp điều trị chủ yếu là thông qua dinh dưỡng, vận động và điều trị bằng thuốc. Trong đó, một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng hợp lý được xác định là biện pháp điều trị cơ bản nhất.
 
Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, Tiến sỹ – bác sỹ Từ Ngữ đưa ra khuyến cáo: “Một chế độ ăn khoa học, hợp lý là chế độ ăn cân bằng đủ chất và gần tương tự người không ĐTĐ. Tuy nhiên, người ĐTĐ nên chú ý duy trì mức cân nặng lý tưởng, lượng chất bột đường chiếm khoảng 45% – 60% khẩu phần ăn. Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bún tươi, khoai củ, sữa giảm béo, sữa chuyên biệt cho người ĐTĐ, trái cây...; ăn nhiều rau, thực phẩm có nhiều chất xơ và bổ sung chất béo thực vật loại giàu MUFA, Omega 3 tốt cho tim mạch. Cần tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mứt, chocolate, nước ngọt, trái cây khô... và tránh ăn nhiều muối hoặc uống rượu bia.”
 

Glucerna 3

Glucerna 3 – Dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường với Hệ Triple Care tiên tiến với 3 tác động giúp bình ổn đường huyết (với hệ đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol và Chromium Picolinate), tốt cho hệ tim mạch (giàu MUFA và Omega 3) và kiểm soát cân nặng và vòng eo (chứa Carbonhydrates giải phóng chậm, chất xơ FOS và giàu protein).