Tìm hiểu căn bệnh khiến Lý Liên Kiệt xa rời phim ảnh

(Dân trí) - Được mệnh danh là “ông hoàng võ thuật” trong phim ảnh, ở tuổi 56 ngôi sao Lý Liên Kiệt gần đây xuất hiện với dáng vẻ tiều tụy khác hẳn hình ảnh trong những bộ phim nổi tiếng trước đây. Nguyên nhân của việc này chính là căn bệnh cường giáp đã hành hạ ông mấy năm nay.

Lý Liên Kiệt nhanh chóng tiều tụy sau vài năm mắc bệnh cường giáp và một số bệnh khác.
Lý Liên Kiệt nhanh chóng tiều tụy sau vài năm mắc bệnh cường giáp và một số bệnh khác.

Bệnh tật cản trở sự nghiệp

Diễn viên Lý Liên Kiệt phát hiện mắc bệnh cường giáp từ năm 2010, sau đó ông phải hạn chế đóng phim để chữa bệnh. Ngoài ra, ông còn phải chịu đựng rất nhiều vấn đề sức khỏe khác như: gãy mắt cá chân, gãy mũi, gãy xương cổ tay, đau cột sống, rối loạn nhịp tim...

Chính Lý Liên Kiệt từng thổ lộ: "Bệnh tật làm tôi sút 7 kg. Nhịp tim tăng vọt, có thể lên tới 130 lần/ phút dù chỉ đang ngồi".

Căn bệnh cường giáp đã khiến cho một ngôi sao còn đang trong thời kỳ sung sức, với những bộ phim nhiều hứa hẹn thành công buộc phải dừng lại hầu như toàn bộ hoạt động nghệ thuật. Ngôi sao võ thuật, điện ảnh cũng tỏ rõ sự tiếc nuối khi không thể tiếp tục thực hiện đam mê võ thuật đến cùng.

Khác với hình ảnh nhanh nhẹn trước đây, gần đây Lý Liên Kiệt khiến nhiều người ngỡ ngàng với vẻ ngoài tiều tụy.

Cường giáp – căn bệnh khiến người ta sức cùng lực kiệt

Theo các chuyên gia y tế, bình thường tuyến giáp sản xuất hai hoóc môn T3 và T4 dưới sự điều khiển của tuyến yên nằm trên não, thông qua hoóc môn tuyến yên là TSH(Thyroid Stimulating Hormone). Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm gia tăng sản xuất hormon T3 và T4 vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Đó là lúc xảy ra tình trạng cường giáp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, hiện có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh lý tuyến giáp, trong đó có cường giáp.

Căn bệnh này có thể do nguyên nhân tại chỗ hoặc bên ngoài tuyến giáp gây ra.

Nguyên nhân tại chỗ domất kiểm soát tuyến yên khiến một phần mô của tuyến giáp tăng hoạt động, làm tăng sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến cường giáp. Còn các yếu tố gây bệnh bên ngoài như tình trạng tự miễn (biểu hiện bởi bệnh Basedow), thai trứng, u thùy trước tuyến yên hoặc các u khác gây tăng sản xuất hoạt chất giống như hormone T3, T4.

Bệnh cường giáp có thế gây ra những biến chứng nguy hiểm như cơn cường giáp cấp (bão giáp) hay các biến chứng lên tim. Trong đó, bão giáp dễ xảy ra ở bệnh nhân nặng hoặc người không được điều trị, có thể gây trụy tim mạch. Nghiêm trọng hơn, các biến chứng về tim thường xảy ra ở bệnh nhân điều trị muộn hoặc điều trị không đầy đủ, gây rối loạn nhịp tim, loạn nhịp hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng lấp mạch não gây liệt nửa người hoặc suy tim toàn bộ. Khả năng tử vong là hoàn toàn có thể.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong nhiều trường hợp mắc bệnh cường giáp.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong nhiều trường hợp mắc bệnh cường giáp.

Cần phát hiện sớm và điều trị tích cực

Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị cường giáp. Kiểm tra sức khỏe định kì đều đặn 6 tháng một lần là việc nên làm. Hoặc đi khám ngay khi có các biểu hiện như sút cân nhanh, vã nhiều mồ hôi, sốt cao,vật vã, kích động, tim đập rất nhanh 180 – 200 lần/phút, loạn nhịp tim, trụy tim mạch.

Trong thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp giúp chẩn đoán cường giáp như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm máu (phát hiện nồng độ hormon tuyến giáp T3 và T4 tăng, nồng độ hormon tuyến yên TSH thường giảm nghĩa là có mắc bệnh), đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp.

Điều trị cường giáp có thể bằng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh của mỗi người. Điều trị nội khoa (dùng thuốc kháng giáp) thường được áp dụng để bảo tồn tuyến giáp, giúp làm giảm triệu chứng. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên hormon tuyến giáp với chế độ ăn uống phù hợp thường cho tỷ lệ khỏi bệnh cao trong một số trường hợp. Khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân vẫn cần tái khám 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh tái phát có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp hay phóng xạ, hoặc xem xét việc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).

Theo bác sĩ chuyên khoa II Đào Tuấn – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Phẫu thuật là biện pháp cần thiết và hiệu quả khi điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Phẫu thuật giúp cải thiện rõ các triệu chứng sau vài tuần kể từ ca mổ. Được đánh giá là phẫu thuật khá an toàn nhưng vẫn có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm nếu không được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, với bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm