Thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ bị sốt

Thời tiết giao mùa thường nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa là điều kiện lý tưởng để các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, khiến cho bé dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm hô hấp...

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết các bệnh là trẻ bị sốt, khiến cơ thể bé khó chịu. Vậy các mẹ có biết làm thế nào để giúp bé đối phó với “kẻ quấy rối” đáng ghét này chưa?

Ȋ

Số lượng trẻ nhập viện tăng vọt khi chuyển mùa

Khoảng thời gian chuyển mùa cũng là lúc lượng bệnh nhi tại các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, bình thường mỗi ngày có khoảng 3.000 – 4.00Ȱ bệnh nhi đến khám, nhưng từ tháng 4 đến nay, lượng bệnh nhi tăng vọt, có ngày lên tới 6.000 trẻ. Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng tiếp nhận số trẻ đến khám và điều trị mỗi ngày từ 5.000 đến 5.500 cháu, tăng khoảng 10 – 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khɩ đó tại Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày có đến 2.000 – 3.000 trường hợp tới khám.

Thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ bị sốt

Thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ bị sốt

Các trẻ đến viện đa phần mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm sɩêu vi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng quá tải trên chủ yếu là do thời tiết chuyển mùa, độ ẩm trong không khí tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển mạnh… làm trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên hay hệ tiêu hóaȬ... nên gây sốt hàng loạt.

Thế nên trong thời tiết giao mùa, ba mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ có biểu hiện sốt, ba mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có những phương pháp ứng phó kịp thời, tɲánh để xảy ra những rủi ro đáng tiếc cho bé!

Những việc mẹ cần làm ngay khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, cơ thể bé sẽ mệt mỏi và bé cảm thấy khó chịu. Mẹ nên bình tĩnh, thực hiện những thao tác nhanh để giúp bé hạ sốt, cảm thấy thoải mái hơn:

- Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm.

- Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.

- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, có thể sử dụng khăn đắp vào nách và bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn! Tuyệt đối không sử dụng nước chanh hay rượu khi lau mát cho bé.

- Cho bé uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, nước biểnȠkhô.

- Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Đây là thói quen các mẹ thường làm khi bé bị sốt. Tuy nhiên, các mẹ nên cẩn thận, bởi nếu không được sử dụng đúng cách, thuốcȠsẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Khi nào nên cho trẻ đi bệnh viện ngay?

Trong một vài trường hợp, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi bé bị sốt, kèm theo những triệu chứng nguy hiểm:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ.

- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.

- Co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã bú hoặc ăn uống.

- Thóp trước (mỏ ác) phồng cao, có triệu chứng cứng cổ.

- Xuất huyết: nổi ɣhấm đỏ trên da, chảy máu cam, máu lợi, ói ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê.

- Khó thở: thở nhanh, thở gấp lồng ngực, thở rít.

- Bỏ bú.

Ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bệnh nếu:

- Trẻ sốt tái lại sɡu 2 ngày không đỡ, trẻ sốt cao trên 40 độ.

- Sốt kèm với các dấu hiệu: ho, khò khè, khó thở hoặc ói, tiêu chảy, hay phát ban, thậm chí đau tai, chảy nước tai, sưng đau sau tai.

- Sốt kèm đau đầu dữ dội, đau bụng và đau sưng khớp.

Với một vài tham khảo nhỏ ở trên, các ba mẹ có thể hiểu hơn về cách chăm sóc khi trẻ bị sốt, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Những phản ứng nhanh này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, không bị ảnh hưởng xấu trước “kẻ quấy rối” đáng ghéɴ này. Nhờ vậy, bé sẽ phát triển khỏe mạnh và ba mẹ phần nào yên tâm về sức khỏe bé yêu của mình!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm