Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết

(Dân trí) - Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp phổ biến. Loại bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Trước hết, chúng ta cần hiểu đúng rằng thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được khắc phục sớm sẽ làm hạn chế khả năng vận động, gây đau dây thần kinh vai gáy, nhức mỏi vai, tê mỏi cánh tay, khó vận động vùng cổ, gây rối loạn tuần hoàn não, gây đau đầu và rối loạn tiền đình với những biểu hiện thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng, mắt nhìn mờ, đổ mồ hôi, dễ bị ngất….

Nguy hiểm hơn, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, chèn ép tủy sống, nặng hơn có thể gây rối loạn cảm giác tứ chi, bại liệt tay, làm chèn ép rễ thần kinh, tủy…

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết  - Ảnh 1.

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được khắc phục sớm sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Tuổi tác: Khi con người bước vào độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên), xương khớp bắt đầu có dấu hiệu suy yếu và lão hóa, tình trạng loãng xương, khô khớp, gai cột sống, dãn dây chằng xuất hiện. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Mắc một số bệnh khớp như vôi hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp,...Trong đó, vôi hóa cột sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ nhưng lại không dễ điều trị. Việc tổn thương đĩa đệm cũng khiến cho việc cử động cổ trở nên khó khăn và đau nhức.

Do tính chất công việc: Những người có tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, công việc đòi hỏi phải cúi nhiều, ngửa nhiều, phải mang vác đồ nặng trên đầu, người thường xuyên phải ngồi trước máy tính…sẽ gây đau mỏi cơ vùng cổ, làm sai lệch cấu trúc vùng cổ, lâu ngày dẫn tới biến đổi cấu trúc mô xương, dãn dây chằng, co cứng cơ, hình thành nên các bệnh thoái hóa cột sống cổ và gai cột sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết  - Ảnh 2.

Do nằm, ngồi sai tư thế: Việc ngồi làm việc không đúng tư thế, nằm gối quá cao hay đệm quá mềm, không có độ đàn hồi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

Do chấn thương: Những người bị chấn thương sau tai nạn, đặc biệt là những tai nạn tại vùng cổ, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, gây đau mỏi xương khớp.

Do thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi sẽ làm xương khớp dễ bị thoái hóa, rất dễ bị chấn thương.

Cách phòng tránh và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Để phòng tránh hay điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần khắc phục các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, đồng thời điều chỉnh lại các hoạt động hay tư thế dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

- Đối với những người có công việc ngồi nhiều, hay phải cúi hoặc ngẩng đầu nhiều, người lao động nặng nhọc cần dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy, cổ.

Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính nên đứng lên đi lại vươn vai sau 1-2 giờ làm việc, tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết  - Ảnh 3.

Cần thay đổi các hoạt động hoặc tư thế sai để giảm thiểu thoái hóa đốt sống cổ.

- Điều chỉnh lại tư thế làm việc, vận động đối với các trường hợp ngồi sai tư thế, bàn ghế làm việc nên với độ cao phù hợp. Nhân viên văn phòng, người ngồi nhiều cần điều chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.

- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng. Không vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, vì điều này có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

- Khi phát hiện bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu và áp dụng một số bài tập dành riêng cho bệnh đốt sống cổ để quá trình điều trị thu được kết quả tốt hơn.

- Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp.

- Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, người bệnh cần có ý thức thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi có những cơn đau vùng cổ, vai gáy. Từ đó, có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài việc ăn uống và vận động hợp lý, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện, làm giảm thoái hóa xương khớp, giảm đau khớp trong các trường hợp thoái hóa khớp.

TPBVSK X7 Care – Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp.

photo-3

Với công thức đặc biệt, kết hợp tối ưu giữa thành phần chính Glucosamine và một số thành phần khác như: MSM, Vitamin D, collagen tuýp II, Ginkgo biloba…. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe X7 Care đã trở thành một trong những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện, hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp.

Công dụng chính:

- Tăng tái tạo sụn, tiết dịch khớp.

- Tăng cường và phục hồi chức năng của các mô liên kết ở khớp, giúp vận động dễ dàng, linh hoạt.

- Giảm khô khớp, thoái hóa xương khớp, giảm đau khớp trong các trường hợp thoái hóa khớp.

Đối tượng:

Người bị bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Người già có dấu hiệu thoái hóa, đau nhức xương khớp, vận động khó khăn.

Người trưởng thành bị đau khớp do chơi thể thao, vận động mạnh.

Hotline: 1800 8155

Số công bố sản phẩm: 4434/2017/ATTP-XNCB

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Hạ Nhi