Sốt xuất huyết - Hiểm họa từ vết muỗi đốt
Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, đưa siêu vi Dengue vào cơ thể.
Bệnh nguy hiểm nhưng phổ biến
Tuy chỉ từ một vết muỗi đốt, sốt xuất huyết lại dẫn đến xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu không kịp thời và đúng mức.
Bệnh xảy ra với cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên thường xuất hiện ở các bé từ 2- 9 tuổi. Đặc biệt, bé càng bụ, khi mắc bệnh sẽ dễ bị nặng hơn. Sốt xuất huyết “được mùa” vào mùa mưa, cao điểm khoảng tháng 6 đến tháng 10 âm lịch, sau đó giảm dần vào các tháng cuối năm. Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.
Biểu hiện của sốt xuất huyết
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng không đặc trưng như: chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng.
Giảm sốt cho sốt xuất huyết - Lưu ý đặc biệt
Đúng như tên gọi, bệnh liên quan đến xuất huyết, nên khi giảm sốt phải hết sức cẩn trọng. Các loại thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất aspirin tuyệt đối không được dùng, bởi hoạt chất này sẽ ngăn tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Điều này dẫn tới không cầm được xuất huyết, gây nên rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn.
Hãy hạ sốt cho bé bằng các loại thuốc chứa paracetamol với liều mỗi lần 15mg/ kg thể trọng. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của trẻ. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.
Với người lớn, liều dùng là 500mg-1g paracetamol/ lần để hạ sốt.