Nỗi lòng “long bế” của quý ông trung niên

Xin mở ngoặc ngay rằng, “long bế” ở đây chẳng liên quan gì đến… rồng cả! “Long bế” là từ mà y học cổ truyền vẫn dùng để chỉ tình trạng những anh, những chú tuổi trung niên cứ 30 phút hay một tiếng lại chạy vào toa-let một lần.

Phiền nhất là, ngay cả khi phải “gồng mình”, nước tiểu vẫn chỉ ri rỉ, ngắt quãng mà không “xong” được, còn bàng quang thì cứ tưng tức mãi khiến quý ông không thể nào tập trung làm việc.
 
Nỗi lòng “long bế” của quý ông trung niên
Ảnh minh họa: Internet

Chỉ tại… tuyến tiền liệt!

Ngay từ khi ra đời, đàn ông đã có một cái tuyến be bé vòng qua cổ bàng quang như chiếc khăn quàng mà y học gọi là tuyến tiền liệt. Lúc đầu, người ta chỉ biết tuyến này làm nhiệm vụ sản xuất ra chất dịch chứa “nhu yếu phẩm” cần thiết giúp đội quân tinh binh đủ sức đến gặp trứng ở “điểm hẹn tình yêu”. Nhưng những nghiên cứu về sau lại cho thấy rằng: nó không chỉ tiếp phẩm mà còn đóng vai trò của một “lính ngự lâm” trung thành, lưu giữ chất độc, vi khuẩn, hóa chất để hạn chế ô nhiễm cho nước tiểu.

Tuyến tiền liệt được phát triển và duy trì hoạt động nhờ testosterone, nội tiết tố nam được sản xuất chủ yếu bởi tinh hoàn. Khi cậu bé dậy thì, nó biến tuyến tiền liệt từ vài gram vụt lớn lên đến 20-24 gram. Từ 50 tuổi trở đi tinh hoàn sản xuất testosterone kém dần, những triệu chứng của mãn dục nam bắt đầu xuất hiện. Thừa nước đục thả câu, nội tiết tố nữ estrogen bắt đầu hoành hành. Người đàn ông tuổi này kém mạnh mẽ, hay hờn giận, không dám quyết đoán, mất ngủ, tóc rụng và ít muốn gần gũi bà xã.

Lúc này, tuyến tiền liệt cũng bị estrogen quấy rối làm phát triển thành những tế bào xơ. Sự phì đại của “chiến khăn quàng” này khiến cổ bàng quang bị đè ép, vừa đem lại cảm giác buồn tiểu, vừa làm giảm “lưu lượng dòng chảy” gây tiểu khó, tiểu không thông. Không ít quý ông khóc dở mếu dở khi nửa đêm ngủ ngon hoặc khi đang bàn việc đại sự lại bị quấy rầy bởi tình trạng này!

Nghiêm trọng hơn, do không đủ testosterone để tiếp sức, tuyến tiền liệt bắt đầu yếu dần, khả năng chống nhiễm trùng giảm hẳn nên nhiều khi nam giới thấy nặng bụng dưới, bí tiểu, cơ thể mệt mỏi và sốt. Đó chính là những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu.

Để thôi phiền vì “long bế”

Ngoài sự sụt giảm testosterone, còn có một số yếu tố thuận lợi khác góp phần làm tăng kích thước của tuyến tiền liệt. Đó là tình trạng stress kéo dài, lạm dụng bia rượu, dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường độc hại mà không có biện pháp bảo vệ vv… Những yếu tố này ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, và tuyến tiền liệt do đó cũng chịu chung số phận.
 
Vì thế, nên bảo vệ mình ngay từ trẻ bằng lối sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống, vận động khoa học…
 
Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như: hay buồn tiểu, tiểu hơi khó, đôi lúc bị tắc…, việc đầu tiên là siêu âm xem sức khỏe của “anh lính ngự lâm” ra sao để còn sớm “xử lý”. Tiếp đến có thể sử dụng các thảo dược, chẳng hạn như Eurycoma Longifolia... nhằm kích thích tinh hoàn sản sinh ra testosterone nội sinh, giúp cơ thể nam giới chậm mãn dục, ngăn chặn sự phì đại tuyến tiền liệt, làm giảm triệu chứng “long bế”. Đương nhiên, không nên đợi đến lúc “anh lính ngự lâm” kiệt sức mới “hà hơi thổi ngạt” mà nên sử dụng các loại thảo dược này sớm, như một biện pháp phòng thủ hiệu quả.
 
Sâm Alipas được chiết xuất từ thảo dược quý Eurycoma Longifolia, giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nam testosterone nội sinh, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của mãn dục nam như rối loạn cương dương, phì đại tuyến tiền liệt…, các triệu chứng về tim mạch, đái tháo đường…
Sâm Alipas - Chậm mãn dục, phục hồi sinh lực phái mạnh
Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404, (08) 38 112 777
 
TS.BS Lê Thúy Tươi