Nỗi lo ngày tết từ bát cháo ăn dặm của con

Gần tết đến nơi rồi mà đầu óc cô cứ căng thẳng lo nghĩ những chuyện đâu đâu.

Bởi sau lần ăn dặm bất hợp tác của thằng cháu nội, mẹ chồng cô đã ra tối hậu thư: Anh với chị muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, bát cháo của thằng bé để tôi lo liệu!

Lan gặp Nam tại một khóa đào tạo về năng lực quản lý, ngay lập tức, cô bị cuốn hút bởi người đàn ông thông minh, hài hước và cùng cung Thiên Bình với mình. 6 tháng sau, Nam dắt cô về ra mắt mẹ, trước khi về, anh dặn: Mẹ anh là người phụ nữ mạnh mẽ, bố mất sớm, một mình bà phải gồng gánh nuôi dạy anh nên người. Bà nghiêm khắc với anh từ bé nhưng tình thương thì bao la em ạ!

Mẹ chồng tương lai đón Lan với một vẻ mặt nghiêm nghị và câu chào xã giao. Khi cô ngỏ ý muốn xuống bếp phụ bà, bà chỉ bảo lạnh lùng bảo không cần. Mấy lần gặp gỡ sau đó, bà vẫn giữ thái độ xa cách như thế, mãi cho đến khi Lan và Nam lấy nhau, rồi mang bầu cu Tin. Ít nói và khách sáo, đến độ Lan cảm thấy ngột ngạt. Lan nhớ hôm đám giỗ bố, cô bận việc công ty không về ăn được bữa cơm với mẹ và chồng. 8h30 tối mới được về nhà, cô mang lọ Vitamin cho người lớn tuổi mà cô đặt hàng người quen bên Mỹ cả tháng mới có hàng sang phòng bà. Đáp lại, mẹ chồng cô chỉ lạnh lùng: Tôi không có phúc để uống mấy thứ này đâu chị ạ.

Cu Tin ra đời, Lan xin phép mẹ chồng cho mẹ con cô được về nhà mẹ đẻ ở ngoại thành để tiện chăm sóc.

Sau thời gian thai sản, cô bế con lên lại nhà chồng, lúc này cũng là lúc cô phải tập cho cu Tin ăn dặm. Lan đã trang bị cho mình rất nhiều kiến thức nấu cháo và làm đồ ăn cho cu Tin sao cho khoa học và tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Nhưng thằng nhỏ có vẻ không chịu hợp tác với mẹ. Ngay từ muỗng cháo rây nhuyễn đầu tiên, nó đã phun phì phì. Mẹ chồng Lan đứng ngoài cửa nhìn vào, không nói gì. Rồi bà bỏ đi lên phòng.

Việc cho cu Tin ăn dặm chẳng khác nào một cuộc chiến (ảnh minh họa)
Việc cho cu Tin ăn dặm chẳng khác nào một cuộc chiến (ảnh minh họa)

Những ngày sau đó, việc cho cu Tin ăn dặm đúng nghĩa như một cuộc chiến. Lan vất vả nấu cháo, nghiền rau củ nhưng cu cậu hết ngậm đến phun. Ngày thứ 3, khi cô ép thằng bé cố ăn muỗng cháo đầu tiên, Tin khóc ngằn ngặt.

Lúc này thì mẹ chồng cô bước vào: “Chị đưa bát cháo cho tôi!”

Bà bưng lên nếm thử.

“Cháo nhạt thếch thế này, sao thằng bé chịu ăn. Chị quên bỏ muối vào à?”

“Dạ không, bé dưới 12 tháng tuổi không được ăn muối mẹ ạ, nên con không nêm muối”.

“Thế thức ăn không nêm muối, chị có nuốt được không?”

Nói xong, bà nấu lại bát cháo có cho thêm tí muối rồi đút cho thằng bé. Tin ăn thun thút hết sạch gần nửa bát cháo, vừa ăn vừa cười tươi như hoa với bà nội. Chỉ có Lan đứng đó quan sát trong lo lắng.

Lan đọc nhiều tài liệu nói đến tác hại của muối đối với trẻ sơ sinh. Dưới 12 tháng tuổi, thận của con còn non nớt nên việc thêm muối vào thức ăn có thể gây tác động xấu đến thận, chưa kể những tổn thương não bộ và nguy cơ đối mặt với các căn bệnh cao huyết áp, tim mạch khi bé lớn.

Cô mang tâm trạng bất an đó đến cơ quan. Nhìn vẻ mặt hốc hác của cô, các chị đồng nghiệp lại gần hỏi han và tâm sự. Lan thở dài vì lo lắng đến sức khoẻ của con nhưng không biết phải đối mặt như thế nào với mẹ chồng, nhất là khi ngày tết cận kề, mẹ chồng nàng dâu cũng không thể to tiếng cãi vã được.

May mắn, một chị có con nhỏ cũng gặp phải vấn đề tương tự như Lan đã chỉ cô đến siêu thị Bibomart mua chai nước tương dashi Ofukuro để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Tan giờ làm, Lan vội vàng chạy đến siêu thị Bibomart gần nhà để hỏi về loại nước tương dashi xuất xứ từ Nhật bản này. Cầm mẫu giới thiệu về sản phẩm, cô reo lên như một đứa bé khi thấy dashi Ofukuro không có chất bảo quản và được chiết xuất tự nhiên nhưng Lan vẫn chưa thật sự hoàn toàn yên tâm.

Mẹ chồng cô là một người khó tính như thế nào, cô quá hiểu rõ. Cứ mỗi lần cô mua một sản phẩm gì từ nước ngoài, bà lại bĩu môi và chê trách rằng cô hướng ngoại, muốn bổ dưỡng cứ hầm xương ninh thịt nấu cháo cho con là đầy đủ dinh dưỡng rồi.

Tuy nhiên, nghĩ đến con hàng ngày cứ ăn mặn với lượng muối trực tiếp như vậy, cô lại xót cả ruột, Lan quyết tâm mua thử 1 chai nước tương dashi Ofukuro mang về cho con dùng thử.

Chai nước tương Ofukuro
Chai nước tương Ofukuro

Vừa về đến cửa đã thấy mẹ chồng cô bồn chồn đứng ngồi không yên. Bà kể mới đọc bài báo nói về tác hại của muối đến bữa ăn dặm cho trẻ và khuyến cáo đối với trẻ em từ 7-12 tháng, chỉ nên cho bé dùng tối đa 1g muối mỗi ngày, bé từ 1-3 tuổi là 2g và từ 4-6 tuổi là 3g.

Lan trấn an mẹ, bảo bà đừng quá lo lắng, từ nay chuyện dùng muối ăn cho cu Tin đã có giải pháp.

Cô vào bếp, nêm thử vài giọt dashi Ofukuro vào nồi cháo của con mà mẹ chồng đang bắt sẵn trên bếp rồi nếm thử, thấy cháo có vị ngon ngọt và hương vị hấp dẫn.

Kiểu này thì cu cậu kén ăn của cô sẽ hợp tác tốt rồi đây.

Nhìn ra cửa bếp, bà nội đang đùa với cu Tin.

Khi bà ngẩng mặt lên, Lan thấy mẹ chồng cũng đang cười với mình trong đáy mắt.

N.H