Những phụ nữ “chung sống” với bệnh loãng xương

Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương TP.HCM, ước tính nước ta hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong số đó có đến 2,1 triệu phụ nữ.đang “chung sống” với loãng xương và gánh chịu những hệ lụy nặng nề do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.

Chỉ vì chủ quan…

Một trong những nguyên nhân đẩy nữ giới đến tình trạng phải “chung sống” với căn bệnh loãng xương là tâm lý chủ quan, do đó thiếu hẳn những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe xương cũng như phòng bệnh..

Chung sống với căn bệnh loãng xương cả chục năm nay, cô Nguyễn Thị Kim Lan (Mê Linh) gần như đã trở thành “người nhà” của Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai. Cô Lan cho biết: “Trước đây khi bị những cơn đau ở xương tay, xương chân, tôi cứ chủ quan cho rằng đó là những cơn đau nhất thời chứ không hề nghĩ rằng mình bị loãng xương. Đến năm 2006, khi tình cờ đo mật độ xương tại bệnh viện Bạch Mai thì khối lượng xương của tôi đã mất hơn 50%. Từ đó đến nay tôi tốn bao nhiêu đợt lên xuống bệnh viện, bao nhiêu tiền bạc tiêu tốn cho các loại thuốc uống, các loại thuốc tiêm đặc trị thì đắt đỏ vô cùng, vậy mà bệnh cũng không thuyên giảm bao nhiêu. Nếu lúc trước tôi đừng quá chủ quan, biết quan tâm chăm sóc sức khỏe xương của mình tốt hơn thì đâu đến nỗi như bây giờ.”

Cũng là “người quen” của bệnh viện từ hơn 3 năm nay, cô Đinh Thị Lời (Hưng Yên) đang trải qua đợt điều trị thứ ba. Cô kể: “Trước khi biết mình bị bệnh loãng xương, tôi đã có những biểu hiện như đau, buốt các khớp xương, nhưng lúc đó tôi chủ quan, cứ tự bắt bệnh, tự mua thuốc về uống để giảm đau rồi thôi, cũng chẳng biết ăn uống bồi bổ gì thêm. Đến khi tôi đi khám thì bệnh loãng xương đã trở nặng mất rồi. Hiện giờ tôi không thể cúi người; các khớp ngón tay bị sưng; đứng lên, ngồi xuống hay đi lại đều phải có người giúp…”

Những phụ nữ “chung sống” với bệnh loãng xương

Người mẫu Thúy Hằng thăm và tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị loãng xương tại bệnh viện Bạch Mai

Loãng xương - bệnh khó chữa nhưng dễ phòng ngừa

Loãng xương được xếp vào một trong những căn bệnh khó có khả năng hồi phục hoàn toàn, không những thế, việc điều trị bệnh loãng xương thường phức tạp và rất tốn kém do phải sử dụng những loại thuốc đặc trị, phải điều trị nhiều đợt liên tục và kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh loãng xương lại khá đơn giản thông qua việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ can-xi và vitamin D, duy trì thói quen vận động tốt cho xương, tránh nguy cơ té ngã. Ngoài ra cũng nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh thuốc lá, bia, rượu…

Có dịp đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhân tại Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai vừa qua, người mẫu Thúy Hằng chia sẻ: “Chuyến đi này thật sự có ý nghĩa đối với Hằng vì Hằng đã được tận mắt chứng kiến những câu chuyện ‘người thật, việc thật’. Các bệnh nhân ở đây đều trạc tuổi mẹ Hằng, thậm chí có một số chị chỉ hơn Hằng vài tuổi mà đã bị bệnh loãng xương hành hạ rồi. Chắc chắn Hằng và mẹ sẽ còn phải tích cực chăm sóc sức khỏe xương hơn nữa để có một hệ xương chắc khỏe. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, hy vọng mọi người sẽ cùng hành động để có thể phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ sớm.”

Việc bổ sung can-xi qua chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng trong quá trình ngăn ngừa bệnh loãng xương. Anlene là sữa có hàm lượng can-xi cao, được thử nghiệm lâm sàng giúp bắt đầu làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần. Hãy bắt đầu chăm sóc sức khỏe xương ngay từ hôm nay với 2 ly sữa Anlene mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ loãng xương.