Người bị bệnh thủy đậu kiêng gì cho nhanh khỏi?

(Dân trí) - Nếu bản thân bạn hoặc những người xung quanh không may bị thủy đậu, sẽ quan tâm tới vấn đề: Bị thủy đậu kiêng gì cho nhanh khỏi, giảm khó chịu ngứa ngáy, đau rát và không để lại sẹo… cách điều trị hiệu quả nhất!

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số người bệnh thủy đậu tăng cao với khoảng 3.000 bệnh nhân một tháng. Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng trăm người lớn mắc bệnh, trong đó có nhiều ca bị biến chứng nặng như bội nhiễm nốt phỏng da, viêm phổi, viêm não, nguy cơ tử vong cao. Đây là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ai cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Bệnh dễ lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nguồn bệnh như: Nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, ho,…; có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày với người bệnh.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Các triệu chứng xuất hiện từ 7-21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2-3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những nốt mụn nước và vết loét.

Người mắc bệnh thủy đậu kiêng gì?

- Người mắc bệnh thủy đậu không nên dùng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.

Những điều người bị thủy đậu nên kiêng và ghi nhớ nếu muốn bệnh nhanh khỏi
Những điều người bị thủy đậu nên kiêng và ghi nhớ nếu muốn bệnh nhanh khỏi

- Tránh các nguồn thực phẩm làm từ bơ sữa như: Phô mai, kem, sữa, bơ,… vìnhững loại này khi đang bị thủy đậu sẽ làm cho da của bạn tiết ra nhiều dầu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng.

Thực phẩm người bị thủy đậu không nên ăn
Thực phẩm người bị thủy đậu không nên ăn

- Tránh ăn những trái cây giàu vitamin C vì người bị thủy đậu trong khoang miệng và cổ họng thường sẽ có mụn nước. Khi ăn hoa quả chứa nhiều axit, sẽ làm vết thương thêm đau và loét.

- Tránh ăn thức ăn cay, nóng và mặn vì nó sẽ gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng, khiến bệnh lâu bình phục hơn.

Người bệnh thủy đậu kiêng làm gì?

- Tránh đi tới chỗ đông người: Thủy đậu là bệnh dễ lây qua đường không khí đến người khác. Vì vậy, bạn nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tới nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan và hạn chế nguy cơ trở thành dịch thủy đậu.

Người bị thủy đậu cần hạn chế tới chỗ đông người để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh
Người bị thủy đậu cần hạn chế tới chỗ đông người để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh

- Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, ủi kỹ.

- Tránh gãi mạnh làm vỡ hoặc trầy các nốt mụn thủy đậu vì khi vỡ, các nốt này dễ để lại sẹo thâm lõm trên da gây mất thẩm mỹ, và dịch nước ở mụn lan sang các vùng khác dễ gây bệnh. Ngoài ra, khi bị thủy đậu, cần chú ý mặc quần áo chất liệu mát, rộng để tránh cọ sát.

Bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo thâm lõm trên da
Bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo thâm lõm trên da

Phòng ngừa và điều trị thủy đậu

Là điều mà ai cũng quan tâm, nhưng làm cách nào cho đúng và không để lại sẹo thì chưa phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu cụ thể như sau:

Phòng bệnh thủy đậu

- Để phòng bệnh, cách tốt nhất hiện nay là mọi người cần phải tiêm vacxin ngay từ đầu (đặc biệt là trẻ nhỏ). Có như vậy thì mới yên tâm không lo mắc bệnh thủy đậu.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Rửa tay sạch sẽ là cách phòng tránh nguy cơ mắc thủy đậu
Rửa tay sạch sẽ là cách phòng tránh nguy cơ mắc thủy đậu

- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh khi bị bệnh, tránh tới những nơi đông người, nên nghỉ học,…

- Khi bị thủy đậu, tránh gãi gây vỡ các nốt mụn dẫn tới tình trạng bội nhiễm.

- Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể. Nên ăn các loại thực phẩm tươi, mát; tránh đồ cay, chua, nóng…

- Nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi.

Điều trị thủy đậu

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy, các bác sĩ thường kê đơn điều trị triệu chứng cho những người mắc bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng như:

- Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ. Không được cho trẻ bị thủy đậu dùng aspirin.

- Thuốc chống dị ứng.

- Những người bị nhiễm trùng nặng, có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu.

- Sử dụng kem bôi thảo dược chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số dược liệu tự nhiên như: Neem (sầu đâu), chitosan… có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, tái tạo da, góp phần làm mờ sẹo.

Kem bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc
Kem bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc

Gel làm sạch da Subạc – Dùng cho người bệnh thuỷ đậu

Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc, kết hợp với các dược liệu có tác dụng làm sạch và góp phần kháng khuẩn da trong các trường hợp mụn nước, nhiễm trùng da do nhiễm vi rút tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes , zona , sởi; Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 – 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433 - Hotline miễn cước: 18006107.

Hải Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm