Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Cậu bé Hoàng Văn Sơn (Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội) sắp vào lớp 1 mà “bé như cái kẹo”, chỉ cao hơn cậu bé 3 tuổi một chút. Cả mẹ và cô giáo ở lớp mẫu giáo lớn của Sơn đều “lắc đầu, bó tay” trước tình trạng biếng ăn của bé.

Cậu bé Hoàng Văn Sơn (ở Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội) sắp vào lớp 1 mà “bé như cái kẹo”, chỉ cao hơn cậu bé 3 tuổi một chút. Cả mẹ và cô giáo ở lớp mẫu giáo lớn của Sơn đều “lắc đầu, bó tay” trước tình trạng biếng ăn của bé. Mẹ Sơn lo lắng: “Không biết là nó sống bằng cái gì?”. Cả ngày Sơn gần như không ăn gì, chỉ uống sữa và nước lọc. Thậm chí, có ngày đến ngay cả sữa Sơn cũng không chịu uống. Cả nhà cố gắng ép ăn cũng chỉ ăn được 1 - 2 thìa cơm mỗi bữa. Chứng rối loạn tiêu hoá khiến cậu bé càng ngày càng gầy gò, ốm yếu, không muốn chạy nhảy hay chơi đùa cùng chúng bạn.
Làm gì khi trẻ biếng ăn? - 1


Vì điều kiện công tác, chị N.T.Hạnh (Đội Cấn, Ba Đình, HN) phải để cậu con trai 3 tuổi ở nhà để ra nước ngoài làm việc trong 1 năm. Ngày về nước, chị hoảng hồn khi thấy đứa con trai 5 tuổi của mình chẳng lớn hơn ngày chị đi là mấy. Cậu bé rất lười ăn, lười vận động và bị suy dinh dưỡng nặng. Quá xót con, chị đã dành ra hẳn vài tháng chỉ để chăm sóc, “tẩm bổ” cho con. Nhưng bao nhiêu “sơn hào hải vị” cũng không cải thiện được tình trạng cân nặng và sức khoẻ của bé.

Những trường hợp như của Sơn, của con trai chị Hạnh không phải là hiếm gặp. Ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế, có khả năng chăm lo tới sức khoẻ của con cái mình nhưng tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến: cả nước có khoảng 2 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng 40% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (con số thống kê của viện dinh dưỡng năm 2008). Khám bệnh cho Sơn, bác sĩ kết luận cậu bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, sinh ra biếng ăn vì ăn không thấy ngon miệng.


Làm gì khi trẻ biếng ăn? - 2


Theo các chuyên gia dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng) cho biết: “Ở độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng đến 5 tuổi, trẻ hay bị chứng rối loạn tiêu hoá do hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, để giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ, cần phải giải quyết 3 vấn đề: Loại trừ các triệu chứng rối loạn tiêu hoá (bằng cách bổ sung ngay cho trẻ hàng triệu men vi sinh có ích cho đường tiêu hóa để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh), khôi phục vị giác cho trẻ (Cung cấp cho hệ tiêu hoá trẻ một số khoáng chất quan trọng như Kẽm và acid folic... để kích thích vị giác của trẻ, giúp bé có được cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn), đồng thời gia tăng khả năng hấp thu của cơ thể (với sự hỗ trợ của các Vitamin và Acid amin thiết yếu như nhóm B... tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp chức năng tiêu hoá hoạt động tốt để cơ thể hấp thu được tối đa dưỡng chất)”.

Ngoài các thức ăn tươi, các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh như cốm vi sinh Bio-acimin... vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Những loại thực phẩm chức năng này không những bổ sung các vi sinh có ích cho đường tiêu hóa, những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển mà còn giúp trẻ tiêu hoá tốt, kích thích ăn ngon và ngăn ngừa bệnh tật do có sự phối hợp đa dạng chủng men vi sinh với các Vitamin, Acid amin và khoáng chất nên có tác dụng hiệp đồng trong trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Thảo Nguyên

(Theo Gia đình và Trẻ em ngày 29/5/2009)




Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm