Đời mẹ ăn mặn, đời con “mặn” theo!

Các nghiên cứu cho thấy, thói quen ăn mặn của trẻ nhỏ thường đến từ người mẹ! Nếu mẹ thích nêm nếm món ăn theo kiểu đậm đà, nhiều muối thì trẻ sẽ quen với khẩu vị này.

Điều đáng lo ngại là chính việc ăn mặn sẽ dẫn đến những chứng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ… ở trẻ khi trẻ trưởng thành!
 
Đừng coi thường những muỗng muối!

Đời mẹ ăn mặn, đời con “mặn” theo! - 1

Trong suốt 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ biết đến một hương vị trong lành duy nhất là sữa mẹ. Đến tuổi ăn dặm, mẹ mới cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột. Từ đây, khẩu vị của trẻ dần thay đổi theo chính thói quen chế biến thực phẩm, nêm nếm gia vị của mẹ.
 
Nhiều bà mẹ cho trẻ nếm vị mặn từ rất sớm. Đến bữa cơm, trẻ cũng ăn chính những món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Do đó, nếu như mẹ giữ thói quen nêm nếm mặn, nhiều muối thì điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ hay các thành viên người lớn mà còn gây hại cho thận và tim mạch của trẻ, cũng như hình thành cho trẻ thói quen ăn mặn từ sớm, rất khó bỏ sau này.
 
Bạn cần biết rằng không phải bây giờ mà từ rất lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã báo động về tác hại của việc ăn mặn với sức khỏe con người, nhất là với tim mạch. Người dân vùng phía Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, người dân vùng phía Nam đất nước này ăn mỗi ngày 10g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Với người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi, nhờ có thói quen ăn rất ít muối nên tỉ lệ cao huyết áp rất thấp.
 
Ở nước ta, thói quen ăn mặn còn rất phổ biến. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mỗi người ăn hàng ngày chỉ nên dừng ở mức 6g (khoảng một muỗng cà phê). Với trẻ em, con số này chỉ được phép ở mức 2-3g. Thế nhưng, thực tế, không ít trẻ em Việt Nam hiện đang dùng đến 9g muối/ngày. Ở một số vùng miền, người dân tiêu thụ lượng muối lên đến 14g/ngày, cao hơn rất nhiều so với mức cho phép.
 
Mẹ tập ăn lạt để bảo vệ cho chính con mình!
 
Lời khuyên cho mẹ là khi chế biến món ăn, nên chế biến theo kiểu hấp, ninh nhừ sẽ dễ giữ được hương vị vốn có của món ăn. Bạn cũng không nên nêm muối khi món ăn đang sôi vì lúc này sẽ rất khó để cảm nhận được món ăn mặn hay lạt, dễ cho quá tay khiến lượng muối nhiều hơn mức cần thiết. Có thể nêm khi món ăn vừa chín, đã tắt bếp và để nguội đi một chút.

Đời mẹ ăn mặn, đời con “mặn” theo! - 2

Ngoài ra, thay vì sử dụng nước mắm thông thường (vốn là gia vị rất quen thuộc đối với người Việt Nam) để nêm nếm, bạn nên chuyển sang dùng nước mắm dinh dưỡng. Có gì khác biệt giữa các loại nước mắm thông thường và nước mắm dinh dưỡng? Câu trả lời cho bạn là nước mắm dinh dưỡng sẽ có hàm lượng đạm cao hơn, tốt cho sức khỏe hơn, đồng thời lại có lượng muối ít hơn hẳn so với nước mắm thông thường. Chính nhờ đó, món ăn sẽ vẫn đậm đà, thơm ngon nhưng lại không chứa nhiều muối, không còn nỗi lo mắc phải các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy thận...
 
Trên thị trường hiện nay, chỉ có Nước mắm Nhỉ Dinh dưỡng Thuận Phát là đi theo xu hướng “ngon và tốt cho sức khoẻ”. Nhờ công nghệ tách muối nên Nước mắm Nhỉ Dinh dưỡng Thuận Phát chứa lượng muối ít hơn nhiều so với nước mắm thông thường nhưng vẫn bảo đảm độ thơm ngon đậm đà nhờ hàm lượng đạm từ cá cơm tươi nguyên chất gấp 3 lần các loại nước mắm thông thường khác.
 
Thay đổi một chút thói quen nêm nếm và chế biến món ăn, các bà mẹ có thể bảo vệ sức khỏe chính mình, và quan trọng hơn là giúp cho các con có được một trái tim khỏe mạnh, một sức khỏe tràn đầy, tránh xa được những căn bệnh nguy hiểm khi hình thành thói quen ăn lạt từ khi con còn bé.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm