DHA: Cần phải bổ sung với hàm lượng đúng

Trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời thường tiêu thụ rất ít hàm lượng DHA vì trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA. Vậy làm cách nào để bổ sung đúng hàm lượng DHA cho nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ?

Bổ sung hàm lượng DHA bao nhiêu là đúng?

Kết quả một cuộc khảo sát về vấn đề hàm lượng đúng DHA trong thực phẩm vừa được thực hiện trên báo VNExpress cho thấy có đến 88.7% tương đương 8999 người trả lời không biết phải bổ sung hàm lượng DHA cho trẻ một ngày bao nhiêu là đủ hoặc không quan tâm hoặc cho rằng cứ càng nhiều càng tốt. Vậy nếu hàm lượng DHA không được cung cấp đúng hàm lượng có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ không?

Trong khuôn khổ một buổi tọa đàm “Thực hư thành phần DHA trong các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em”vừa diễn ra tại TPHCM. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó viện dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ: “DHA là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm”. Tuy nhiên, vấn đề là cần chọn thực phẩm nào đáng tin cậy và bổ sung với hàm lượng bao nhiêu là đúng? Đó là điều boăn khoăn của rất nhiều các bà mẹ tham gia trong buổi toạ đàm này.

Trả lời thắc mắc này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm đã đưa ra hàm lượng đúng DHA từ khuyến cáo của WHO và FAO (2010), đã được chứng minh lâm sàng hỗ trợ sự phát triển trí não và hệ miễn dịch như sau: Đối với trẻ sơ sinh (0-12 tháng): DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kcal. Đối với trẻ nhỏ (1-6 tuổi): từ 75mg/ngày (tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ) (*). Riêng với các trẻ nhỏ chưa thể tiêu thụ được nhiều thức ăn cùng lúc thì sữa là nguồn thức ăn quan trọng nhất. Tiến sĩ Lâm khuyên các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA cho trẻ. Nếu không có điều kiện cho con bú mẹ nên chọn các sản phẩm sữa có tăng cường hàm lượng DHA và nên chọn những sản phẩm uy tín để đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng họ cung cấp là đúng như công bố.
DHA: Cần phải bổ sung với hàm lượng đúng - 1
Trẻ dưới 1 tuổi: cần 17mg DHA/100kcal, trẻ 1-6 tuổi: từ 75mg DHA/ngày (tuỳ lứa tuổi và cân nặng)

Tại sao FAO / WHO khuyến cáo lượng DHA hàng ngày cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Nghiên cứu của Birch năm 2000 chứng minh: trong những năm tháng đầu đời nếu trẻ được bổ sung DHA và ARA liên tục, qua chứng minh lâm sàng cho thấy, trí tuệ của trẻ lúc 18 tháng tuổi cao hơn 7 điểm so với nhóm không được bổ sung DHA & ARA. Nghiên cứu thực hiện trên các trắc nghiệm tổng hợp về trí tuệ như: trí nhớ, khả năng xử lý vấn đề, khả năng phân biệt, khả năng phân loại, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp đều có biểu hiện ưu việt.

Với trẻ từ 0-24 tháng: FAO / WHO đưa ra khuyến cáo lượng DHA hàng ngày vì trong giai đoạn này não trẻ phát triển rất nhanh và DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não và võng mạc, cộng với thực tế việc chuyển đổi ALA thành DHA thấp.

Đối với trẻ 2 tuổi trở lên: FAO / WHO tin rằng trẻ sẽ phát triển tốt khi cung cấp đủ DHA theo khuyến cáo, tương tự như người lớn, DHA giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này dựa trên thực tế, các vấn đề bệnh lý của trẻ trên 2 tuổi như thừa cân, tiểu đường, triglycerid cao… ngày càng tăng dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch ở trẻ cũng ngày càng tăng.

Và bổ sung bằng cách nào?

Với thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs, cần cho sự phát hệ thần kinh và mạch máu.

Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ. DHA có nhiều trong cá và thuỷ sản, thực phẩm có bổ sung DHA (Sữa, các dầu ăn có tiền tố DHA).Việc ăn cá, thuỷ sản thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể đủ DHA. Nhóm Acid béo Omega 3 có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quị và giảm viêm khớp.

Quan sát dịch tễ học cho thấy những vùng dân cư và những nước tiêu thụ nhiều dầu ăn thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm. Những người thường xuyên ăn dầu thực vật giàu acid béo nhóm Omega 3 ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Theo Tiến sĩ Lâm, các bà mẹ nên chọn lựa đa dạng các loại thực phẩm có chứa DHA để bổ sung cho trẻ. Ngoài ra, cần cung cấp đúng hàm lượng DHA theo khuyến cáo của các cơ quan dinh dưỡng hàng đầu để phát huy tối ưu sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp