Ngoài những căn bệnh văn phòng quen thuộc như đau lưng, mỏi cổ, mỏi mắt, khô da, béo phì… phụ nữ còn “gánh” thêm nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa trong chính môi trường văn phòng mà mình đang làm việc.
Nguồn bệnh trong căn phòng sạch đẹp
Trước đây, do thường xuyên phải lao động, cấy gặt ngoài ruộng đồng, ngâm mình nhiều giờ trong nước bẩn hoặc do thiếu hiểu biết và không thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, nên phần lớn phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa là những chị em sống ở nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay có một nghịch lý là số phụ nữ văn phòng và phụ nữ có điều kiện sống cao bị mắc các bệnh phụ khoa lại có xu hướng gia tăng.
Làm việc ở văn phòng dễ mắc bệnh phụ khoa (ảnh minh họa)
Có nhiều phụ nữ là dân văn phòng, khi có những triệu chứng như thấy “vùng kín” có mùi, ngứa ngáy, khó chịu, rát…, sau đi khám bệnh đã không khỏi thắc mắc khi phát hiện mình bị viêm nhiễm phụ khoa, trong khi suốt ngày ngồi ở văn phòng máy lạnh, không dầm mưa dãi nắng gì cả, việc vệ sinh hàng ngày cũng rất kỹ. Khi được giải thích rằng chính môi trường văn phòng, trong những cao ốc hiện đại, mà chúng ta nghĩ rằng rất sạch sẽ, vô trùng, lại là “thủ phạm” gây ra việc viêm nhiễm, ai cũng rất ngỡ ngàng.
Điều gây ngạc nhiên chính là môi trường làm việc trong phòng điều hòa, chế độ làm việc ngồi trên ghế kéo dài, kèm theo đó là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm không khí khi rời phòng làm việc sang môi trường sống có không khí tự do - lại là nhân tố gây viêm nhiễm. Sự thay đổi đột ngột này đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công mạnh vào những phụ nữ văn phòng, đặc biệt là “vùng kín”.
Để “vùng kín” luôn trong “vùng” an toàn
Làm việc trong môi trường dễ gây nhiễm những bệnh phụ khoa như trên, chị em, dân văn phòng cần quan tâm chăm sóc vùng kín đúng cách, đặc biệt là nắm rõ cơ chế tự bảo vệ của vùng nhạy cảm mới có thể hiểu đúng bệnh và trị dứt tận gốc rễ. Phần đông chị em phụ nữ cứ tìm cách làm sao để những triệu chứng như ngứa, rát, mùi hôi… biến mất càng nhanh càng tốt mà không biết rằng đó chỉ mới là biện pháp “nhổ cỏ trên ngọn” chứ chưa “nhổ tận gốc”.
Trong điều kiện tự nhiên của âm đạo, vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng tồn tại song song. Vi khuẩn có lợi có khả năng chuyển hóa Glycogen thành Acid Lactic, đảm bảo pH<4,5 là môi trường mà vi khuẩn gây bệnh không phát triển được. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thay đổi, lượng Acid Lactic được sản sinh ra không đủ, môi trường pH acid âm đạo chuyển sang kiềm, vi khuẩn có hại “nằm vùng” dễ dàng “nổi dậy” tấn công, gây ra viêm nhiễm.
Hiểu đúng cơ chế hoạt động của vùng kín và nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa, chị em văn phòng cần lưu ý quan tâm chăm sóc vùng kín đúng cách. Khi làm việc nhiều giờ trong văn phòng, không nên ngồi lâu một chỗ khiến vùng kín không thông thoáng, chưa kể là tích tụ mỡ dư thừa ở vòng hai, cột sống và các khớp tay dễ bị thoái hóa gây đau nhức khi ngồi làm việc tại chỗ nhiều giờ liền. Ở môi trường máy lạnh nhiệt độ cơ thể cũng như “vùng kín” sẽ dễ bị cảm lạnh và pH âm đạo mất cân bằng khi nhiệt độ thấp hoặc cao. Do đó, các chị em cần giữ ấm cơ thể và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp như một “người bạn đồng hành” để duy trì pH sinh lý tự nhiên (axit nhẹ) cho âm đạo ở mức an toàn, không bị vi khuẩn có hại xung quanh xâm nhập, đảm bảo sức khỏe sinh sảnvà toàn tâm toàn ý cho công việc.
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
PGĐ bệnh viện Từ Dũ
Thông tin tham khảo: Trong điều kiện bình thường, môi trường cân bằng của âm đạo luôn tồn tại vi khuẩn có lợi và hại song song. Vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa Glycogen thành Acid Lactic, giữ cho pH acid <4,5, là môi trường mà vi khuẩn gây hại không phát triển và gây bệnh được. Tuy nhiên, khi đến những giai đoạn như kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh hoặc khi vệ sinh kém, … khiến pH acid thay đổi làm âm đạo giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây viêm nhiễm. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong âm đạo chính là sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, có tính axit nhẹ (pH < 4,5) và có chứa thành phần kháng khuẩn (Acid Lactic) như dung dịch vệ sinh Lactacyd FH. |