Chuẩn bị cho kỳ nghỉ hưu - Chuyện “Xa” mà “Gần”

Người phương Tây thường bắt tay chuẩn bị cho kỳ hưu trí của mình từ rất sớm, thường họ bắt đầu để dành cho ngày về hưu ngay khi vừa bước sang tuổi ba mươi.

Ở ta, không rõ có phải là do ảnh hưởng của nếp nghĩ “Sống đến đâu lo đến đấy” mà không ít người đã cận kề tuổi hưu rồi, vẫn chưa có chuẩn bị gì cho cuộc sống sau khi về hưu.

Lại có quan điểm khác cho rằng, về hưu lãnh tiền bảo hiểm xã hội, hoặc nương cậy con cháu, không phải lo lắng gì. Đành rằng nguồn lợi tức từ bảo hiểm xã hội cũng đỡ đôi phần cho những ngày xế bóng. Tuy nhiên, để sống thoải mái, sung túc, du lịch đó đây, thì e rằng không phải là điều dễ dàng. Cuộc sống hiện đại lại thay đổi không ngừng, vật giá ngày càng leo thang, trong khi nguồn tài chính của con người thì có giới hạn. Liệu các bậc cha mẹ có cam tâm làm gánh nặng cho con cháu của mình? Hơn nữa, không phải ai cũng có con cháu để cậy nhờ. Cứ thế, khi sức khỏe suy mòn, cùng với tuổi tác ngày càng chồng chất, nhiều người chỉ muốn được nghỉ ngơi, an nhàn, tránh xa stress và áp lực công việc, nhưng vẫn mải nhọc lòng với vòng xoay cơm áo gạo tiền.

Giữa hai nếp sống, một “tây”, một “ta”, thực sự có một cách biệt rất lớn, mà chỉ có những người sáng suốt hoạch định cho kỳ hưu trí ngay từ khi còn đi làm, càng sớm càng tốt, mới có thể thu hẹp được.

Theo nguyên tắc, hoạch định hưu trí gồm các bước sau đây:

Bước 1: Ước lượng khoản tài chính cần có cho kỳ hưu trí hay còn gọi là đặt mục tiêu tiết kiệm

Bước 2: Ước lượng khoản để dành hằng năm để thực hiện mục tiêu tiết kiệm

Bước 3: Tìm phương pháp thiết thực để đạt mục tiêu tiết kiệm

Tuy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu tiết kiệm như: sự lựa chọn nếp sống sau khi về hưu, liệu hưu trí là tận hưởng những năm tháng còn lại của cuộc đời, hay gắn mình với một vài công việc nào đó để đỡ buồn chán; thời gian hưu trí dài hay ngắn; khả năng quản lý trên số tiền có lúc về hưu … mà mỗi người có thể đặt cho mình một mục tiêu tiết kiệm cho kỳ hưu trí.

Chuẩn bị cho kỳ nghỉ hưu - Chuyện “Xa” mà “Gần” - 1

Tiếp theo, để đạt được mục tiêu ban đầu, chúng ta cần phải xác định được khoản tiết kiệm hằng năm và phỏng định thời gian mình cần tích lũy cho tuổi về hưu. Một cách đơn giản nhất là chúng ta thường lấy khoản tài chính ước cần cho kỳ hưu trí chia cho khoản thời gian mình còn có thể tiếp tục công tác, để suy ra khoản tiết kiệm hằng năm chúng ta cần phải dành dụm. Cứ giống như trẻ con cần có một con heo đất đầy tiền vào cuối năm để sắm tết thì mỗi ngày phải nhét ít nhất một khoản xu lẻ nào đó.

Tuy nhiên, nếu chúng ta làm theo cách mà trẻ con vẫn làm thì hình như chúng ta đang quên rằng đồng tiền luôn vận hành và giá cả hôm nay hoàn toàn khác xa với giá cả hôm qua. Do đó, việc tìm phương pháp thiết thực cho mục tiêu hưu trí vô cùng quan trọng.

Tuổi thọ của nhân loại hiện nay cao hơn trong quá khứ. Ông bà xưa có câu: “Đời người sống đến 70 tuổi đã xem là hiếm”. Hiện nay số người sống đến tuổi 80, 90, hay 100 không phải là ít. Nghĩa là chúng ta có thể sống thêm 15, 20 hoặc 25 năm sau khi về hưu. Kỳ hưu trí càng dài đòi hỏi thời gian tích lũy cũng phải tương xứng để có đủ nguồn tài chính sống thoải mái, an nhàn trong mấy chục năm này. Do đó, các kế hoạch tài chính ngắn hạn như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua đất đai, cổ phiếu… dường như không mấy phù hợp.

Phương thức tiết kiệm hữu hiệu nhất cho tuổi hưu mà người phương Tây thường lựa chọn là tham gia các gói bảo hiểm hưu trí. Ở Việt Nam, số công ty bảo hiểm Nhân thọ có dịch vụ này không nhiều, đặc biệt các sản phẩm này cũng thường chú trọng đến tích lũy định kỳ, mà không mấy quan tâm đến nhu cầu của tuổi hưu. Được biết, công ty bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc (Việt Nam) vừa ra mắt sản phẩm An Khang Hưu Trí Toàn Diện, nhằm tích lũy hiệu quả nhất cho những ngày tháng hưu trí an nhàn, đồng thời giúp duy trì nguồn thu nhập ổn định cho người tham gia, kể cả khi không còn đi làm hay kinh doanh nữa. Với nhiều quyền lợi vượt trội như Quyền lợi hưu trí, Quyền lợi bảo tức, Quyền lợi chăm sóc sức khỏe, Quyền lợi “Quà mừng thọ”…, những người đang lo lắng cho tuổi hoàng hôn của mình hoàn toàn có thể yên tâm tiết kiệm để sống vui, sống khỏe, sống có ích trong những ngày bên dốc kia cuộc đời. Ngoài ra, với thiết kế linh hoạt, người tham gia bảo hiểm có thể rộng đường lựa chọn thời hạn tích lũy, thời điểm và thời hạn nhận “lương hưu”, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu hưu trí của mình. Bên cạnh đó, An Khang Hưu Trí Toàn Diện còn mang đến sự bảo vệ toàn diện cho người tham gia và gia đình của họ trước những rủi ro khó lường trong cuộc sống, xuyên suốt cả thời gian tham gia bảo hiểm.

Đời người thường phân ra làm ba giai đoạn: giai đoạn học hành, tích lũy kiến thức; giai đoạn làm việc, đem lại cơm no áo ấm cho bản thân và gia đình; và giai đoạn về hưu, kết thúc các lo toan bươn chải vì sinh kế. Hiện nay chúng ta thường quan tâm nhiều đến hai giai đoạn đầu của cuộc đời mà ít chuẩn bị cho những ngày về hưu. Thời gian qua rất nhanh, và kỳ hưu trí thật dài đang đợi ta phía trước. Do đó, hãy chuẩn bị cho những năm tháng hưu trí an nhàn, độc lập tài chính ngay từ hôm nay, tuổi hưu chẳng thể đợi bạn mãi!