Chữa gãy xương bằng y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, trong phương pháp lâm sàng, hết sức coi trọng sự biến đổi trong cơ thể người bệnh; do đó trong điều trị gãy xương, lấy việc uống thuốc, đắp thuốc có tác dụng bên trong cơ thể làm phương pháp điều trị bổ sung cần thiết.


Bệnh nhân bị gãy 2 xương cẳng tay khám bệnh theo phương pháp y học cổ truyền

Bệnh nhân bị gãy 2 xương cẳng tay khám bệnh theo phương pháp y học cổ truyền

Theo đông y, 5 tuần sau khi xương bị gãy thì các bộ phận hầu như đã liên kết lại. Ngoài việc tăng cường luyện tập các chức năng các bộ phận, còn có thể áp dụng các phương pháp chườm ngoài bằng thuốc đông y hoặc tắm hơi, thúc đẩy các khí huyết dồi dào, các đường nối trong các bộ phận được thông suốt, tái sinh những tế bào mới, có tác dụng rất lớn để phục hồi chức năng xương gãy.

Đối với những người gặp khó khăn khi cử động khớp sau khi bị gãy xương đều có thể thử nghiệm phương pháp điều trị bên ngoài bằng y học cổ truyền như: châm cứu, chườm ngoài, tắm hơi, sẽ làm các cơ thịt và cơ gân hoặc dây đàn hồi nới lỏng và mềm mại.

Ngoài nguyên tắc cố định xương gãy: kết hợp động và tĩnh, nguyên tắc thứ hai trong điều trị gãy xương theo y học cổ truyền là kết hợp tại chỗ với toàn thân còn thể hiện trong dùng thuốc xoa hoặc đắp ngoài có tác dụng tại chỗ và thuốc uống trong có tác dụng toàn thân.

Chụp phim và nắn xương cho bệnh nhân 12 tuổi bị gãy đầu dưới 2 xương cẳng tay
Chụp phim và nắn xương cho bệnh nhân 12 tuổi bị gãy đầu dưới 2 xương cẳng tay

Lương y Nguyễn Thế Quý cho biết: “Những thầy thuốc làm về chấn thương gãy xương, điều quan trọng nhất phải nắm được giải phẫu và chức năng của từng xương, cơ năng vận động của từng loại khớp trên cơ thể”.

Do đó, tại phòng khám của ông, bệnh nhân bị gãy xương chuyển đến đều được chụp Xquang xác định ổ gãy, sau đó được nắn chỉnh xương về vị trí rồi bó thuốc cho mau liền và nẹp cố định bằng các nẹp chỉnh hình để cố định xương rất hiện đại, sau đó lại được chụp Xquang kiểm tra lại, vì vậy bệnh nhân sẽ không lo bị thành tật do lệch.

Theo Tây y, cơ chế xương gãy tự liền nhưng có rất nhiều bệnh nhân bị chậm liền và khớp giả phải mổ lại. Còn về Đông y, những loại thuốc bó vào có tác dụng để cho hoạt huyết tiêu sưng, giảm đau kích thích liền xương nhanh.

Ngày nay mặc dù khoa học tiến bộ, kinh tế mọi người đều nâng cao. Tuy nhiên người dân không thể phủ nhận những giá trị tích cực của các bài thuốc gia truyền trong gãy xương. Với bài thuốc gia truyền này sẽ giúp họ tiết kiệm kinh tế, giảm gánh nặng, nỗi lo lắng khi trải qua cuộc phẫu thuật, đặc biệt ở những người cao tuổi.

Tóm lại, điều trị gãy xương theo y học cổ truyền hay theo y học hiện đại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định.Tuy nhiên, việc sử dụng y học cổ truyền bằng các tận dụng ưu điểm của phương pháp cho phép điều trị chất lượng ngày một cao hơn, hoàn hảo hơn, bởi điều trị gãy xương theo y học cổ truyền là một trong những phương pháp điều trị toàn diện. Mong rằng có nhiều nghiên cứu y học cổ truyền, xây dựng phương pháp điều trị gãy xương với chất lượng cao, mang đậm bản sắc y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Lương y Nguyễn Thế Quý km 9 chân cầu vượt an khánh đại lộ Thăng Long

Thôn: Phú Vinh – xã An Khánh – huyện Hoài Đức – Hà Nội

Số GP: 570/SYT/GPHĐ/2015

Điện thoại: 0904661277 – 0433650443

Website: http://xuongkhopgiatruyen.vn/

Email: nguyenthequy77@gmail.com

Facebook:nguyễn thế quý...... zalo Quy nguyên