Chrom, một tố chất quan trọng với sức khoẻ và bệnh nhân tiểu đường

Hàng ngày chúng ta cần rất nhiều yếu tố vi lượng (Hay còn gọi là vi chất như Iode, sắt, kẽm, ma - giê, kali, canxi, chrom... Vi chất được tính bằng mcg (1mcg bằng 1/1000g).

Thiếu iode gây nên bệnh bướu cổ, thiếu sắt gây thiếu máu giảm huyết sắc tố; thiếu Kali gây rối loạn nhịp tim... Vậy thiếu chrom sẽ ra sao?


Chrom, một tố chất quan trọng với sức khoẻ và bệnh nhân tiểu đường    - 1
PGS. TS Đỗ Tất Cường - PGĐ Bệnh viện 103, Phó chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam

 

Chrom là vi chất cần thiết được coi là yếu tố dung nạp Glucose. Nó phối hợp cùng Insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào, ở những người bị giảm khả năng dung nạp glucose như bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết hoặc béo phì thì việc bổ sung chrom là hết sức quan trọng. Nếu không có chrom, lượng đường trong máu sẽ tăng cao vì khi đó vai trò Insunlin đã bị chặn lại (block) dẫn tới glucose không thể vận chuyển vào trong tế bào được.

 

Chrom có vai trò làm hạ cholesteron và Triglycerid ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc Insulin cũng như ở người không bị tiểu đường. Hiện nay ở Hoa Kỳ có khoảng 16 triệu người bị mắc tiểu đường chiếm khoảng 6,9% dân số. Mỗi năm ở Hoa Kỳ có thêm khoảng 800.000 bệnh nhân mới bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân tử vong đứng thứ 7 ở Hoa Kỳ và hàng năm đất nước này phải tiêu tốn tới gần 100 tỷ đôla cho loại bệnh lý này. Vì vậy ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới đang có nhiều chiến lược và công trình nghiên cứu để ngăn chặn và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường. Một trong những nghiên cứu đó là nghiên cứu vai trò của chrom với bệnh tiểu đường.

 

Các tác giả đã ví chrom giống như "người gác cửa" tốt bụng. Khi gluocse được Insulin đưa tới "cửa" của màng tế bào thì chrom sẽ rung chuông và mở cửa các bộ phận nhận cảm hoạt hóa (Activating Receptor) và Insulin sẽ đưa glucose vào trong tế bào để chuyển hóa. Nếu thiếu chrom thì không thể đưa glucose vào trong tế bào được, và vì thế lượng đường máu sẽ tăng lên.

 

Hàng ngày lượng chrom đưa vào vẫn ít hơn 20% so với nhu cầu thực tế của cơ thể. Lượng chrom đưa vào không đủ cộng với quá trình lão hóa, béo phì, chế độ ăn thiếu protein, mang thai, phẫu thuật, uống nhiều rượu bia, bệnh tật, nhiễm virus... lại càng làm cơ thể thiếu hụt chrom quá mức. Tuổi càng cao thì lượng chrom dự trữ trong cơ thể càng giảm, ở tuổi 70 thì lượng chrom trong cơ thể chỉ còn một nửa so với tuổi thanh niên, do đó nhu cầu bổ xung chrom hàng ngày là rất quan trọng.

 

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng cơ thể người cần 50 - 200 microgam chrom mỗi ngày. Ở phụ nữ có thai thường bị thiếu hụt chrom do thai nhi cần rất nhiều chrom. Một điều đáng chú ý là dùng nhiều đường trắng, ăn nhiều tinh bột trắng, bị chấn thương nặng... cũng dẫn đến giảm chrom. Chất carbonat Canxi và các chất axide trong dịch vị cũng gây cản trở việc hấp thụ chrom.
 

 Khi thiếu hụt chrom là nguyên nhân gây rối loạn hấp thu glucose có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

-Thiếu chrom cũng có thể dẫn đến bệnh xơ cứng mạch máu (Arteriosclerose).

-Thiếu chrom cũng có thể gây nên tình trạng giảm hấp thu protein.

-Chrom có vai trò dự phòng và điều trị tăng huyết áp

-Chrom góp phần dự phòng và điều trị tiểu đường

 

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cung cấp đủ chrom+3  có thể kiểm soát được cholesteron toàn phần và làm ổn định tryglyceride, làm tăng HDL (là thành phần Cholestoron có lợi cho cơ thể).

 
Ở một số bệnh nhân kộm dung nạp glucose đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu protein thì khi bổ sung chrom+3  sẽ làm cho cơ thể dung nạp glucose tốt hơn.

 

Có những nghiên cứu khác chứng minh là khi bổ sung chrom+3  có thể giảm triệu chứng động kinh.
 

Flankin năm 2003 trong nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh chrom+3 có vai trò chống trầm cảm (antiDeressant) và chrom đóng vai trò làm cho aminoacid vận chuyển  vào tế bào não và hỗ trợ thần kinh trung ương nhanh hơn, dễ dàng hơn.

 

Như vậy chrom có vai trò quan trọng đối với cơ thể:

-Chrom có vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường và chất béo.

-Chrom phối hợp với Insulin trong chuyển hóa đường.

-Chrom dường như làm tăng hoạt tính của Insulin, làm cho quá trình vận chuyển của glucose vào trong tế bào nhanh hơn, dễ dàng hơn và làm ổn định đường trong máu.

-Chrom giúp cho tiêu thụ protein tốt hơn.

 

Vậy chrom có ở đâu và cung cấp bằng cách nào cho cơ thể?

 
Chrom tồn tại dưới 2 dạng đó là chrom Trivalent (chrom+3) và chrom hexavalent. Hết sức lưu ý là chỉ có chrom+3 mới có vai trò quan trọng và thiết thực với con người mà thôi. Còn Chrom hexavalent rất độc và là chất có hại.

 

Nguồn cung cấp Chrom +3 :

 

Chrom +3 là vi chất thiết yếu cần được cung cấp hàng ngày. Men bia, thịt, gan, bánh mỳ bằng lúa mỳ toàn phần là nguồn cung cấp chrom tốt nhất, các loại hoa quả và rau có lượng chrom thấp hơn. Tuy nhiên, Chrom trong cơ thể con người không dễ hấp thu mà nó cần kết hợp với “chất trung gian” đặc biệt, trong đó sữa bò non là chất xúc tác hữu hiệu.
 
Tại sao lại như vậy? Bởi Chrom rất dễ kết hợp với xenlulo trong dạ dày nên cơ thể khó hấp thu và làm cho chrom bị đào thải ra ngoài. Gần đây GS.BS Mao Gia Hồng đã ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học tiên tiến đặc biệt kết hợp chrom với sữa non để tạo ra sản phẩm sữa bột đặc biệt,đó chính là sữa bột GT&F (Glucose Tolerance Factor – yếu tố dung nạp Glucose). Sản phẩm này là nguồn bổ sung chrom+3 rất tốt vì dễ hấp thu, giàu chrom+3  hoạt tính sinh học và giúp cơ thể thực hiện hiệu quả quá trình chuyển hóa glucose, protide. GT&F không độc hại và không gây tác dụng phụ.
 

GT&F đã được Cục quản lý thuốc và thực phẩm của các quốc gia Hoa Kỳ, Indonesia, Philipin, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Cục an toàn vệ sinh thực phẩm- VFA của Việt Nam cấp phép.

 

Như vậy, có thể nói chrom là một vi chất đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần phải bổ sung hàng ngày, đặc biệt là đối với những người bệnh tiểu đường. Hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn và những sản phẩm phù hợp để cung cấp đủ lượng chrom cho cơ thể và có được một sức khỏe tốt nhất.