Chị tôi - Hành trình nhân văn

Sau khi đi qua những thành phố lớn, “ENAT – Chị Tôi” vẫn tiếp tục hành trình đến với vùng đất xa xôi. Nơi đây không những số lượng chị em khó khăn còn nhiều, mà còn là cái nôi sản sinh ra những làng nghề thủ công truyền thống hết sức độc đáo.

Vì mưu sinh cho phụ nữ vùng sâu

 

Chị Tôi đã đến Bến Tre, vùng đất mang danh với hình ảnh cây dừa đậm nét trong mỗi con người Việt, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa được mọi người ưa chuộng và xuất đi khắp thế giới.

 

Các ngành đan đệm, giỏ cần một nguồn chỉ xơ dừa rất lớn, trong khi lực lượng chị em nữ tại địa phương chưa có việc làm ổn định còn nhiều. Nắm bắt tình hình đó, “ENAT– Chị Tôi” đã có mặt kịp thời tổ chức lớp se chỉ xơ dừa để giúp các chị có cái nghề mưu sinh.

 

Các chị rất chăm chú lắng nghe cán bộ hướng dẫn
Các chị rất chăm chú lắng nghe cán bộ hướng dẫn

 

Sau Bến Tre, Chị Tôi đã tiếp tục sứ mạng đến với vùng đất Hậu Giang. Nơi đây nổi tiếng về nghề chằm nón và bó chổi.

 

Chằm nón là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi một sự tỉ mỉ, kiên trì của người thợ. Người phụ nữ miền Tây xưa nay vốn chịu thương chịu khó, nên khi tham gia vào lớp học các chị nắm bắt công việc rất nhanh. Chia sẻ của chị Út – một học viên của lớp học nghề: “Ở dưới quê ngoài việc làm ruộng thì đâu có biết làm gì. Nay tham gia lớp học nghề truyền thống của ENAT, lúc nông nhàn tôi cũng có việc làm kiếm thêm thu nhập, có thêm tiền nuôi đứa con đang học đại học!”.

 

Không khí rất phấn khởi tại lớp học nghề chằm nón tại Hậu Giang

Không khí rất phấn khởi tại lớp học nghề chằm nón tại Hậu Giang

 

Theo lời của một cán bộ giảng dạy, nghề bó chổi là một nghề “làm chơi mà ăn thiệt”.

 

Công việc này không cần đầu tư máy móc, vốn ít, có thể làm tại nhà…“Nay tôi đã lớn tuổi, bị bệnh thấp khớp nữa, đâu có làm chuyện gì nổi. Nghề bó chổi này hợp với tôi, làm năm ngày là có thương lái thu mua tận nhà, tôi không còn cực khổ như đi lượm ve chai như hồi trước” – một học viên khác tâm sự.

 

Từ sáng sớm mọi người đã tập trung tại lớp dạy nghề rất đông

Từ sáng sớm mọi người đã tập trung tại lớp dạy nghề rất đông

 

Đến bảo tồn nét văn hoá dân tộc

 

Có thể nói, việc mở các lớp dạy nghề của “ENAT - Chị tôi” ngoài mục đích giúp các chị học được một cái nghề để ổn định cuộc sống còn mang một ý nghĩa nhân văn là lưu giữ những nghề truyền thống của công cha ta từ xưa.

 

Ngược về phương Bắc, “Chị Tôi” đã ghé thăm Phú Thọ, một địa danh xưa nay nổi tiếng bởi nghề đan lát thủ công. Vốn rất phổ biến ở những thập niên trước, những vật dụng bằng tre, nứa, mây,… là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân.

 

Nhưng do sự phát triển của xã hội, người ta lại chú trọng tính tiện dụng của các sản phẩm làm từ nhựa nên làm cho ngành nghề này bị mai một dần.

 

Các sản phẩm thủ công tinh xảo

Các sản phẩm thủ công tinh xảo

 

Lớp học đan lát thủ công được diễn ra trong bầu không khí đầy cảm xúc nghĩa tình. Bởi các chị đều nhận thức rằng việc làm của mình ngoài niềm vui ổn định cuộc sống, nó góp phần lưu tồn nét văn hoá của dân tộc.

 

Các chị rất tận tình chỉ dẫn kinh nghiệm cho nhau

Các chị rất tận tình chỉ dẫn kinh nghiệm cho nhau

 

Ngoài những việc làm ý nghĩa trên, “ENAT- Chị Tôi” còn quan tâm tư vấn kỹ năng chăm sóc gia đình và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, làm đẹp của chị em phụ nữ.

 

Tại điạ chỉ trang web www.vedeptunhien.com.vn và mạng xã hội www.facebook.com/Enat.Chitoi các chị em phụ nữ có thể tìm thấy những thông tin bổ ích này.