Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 1)

Thời gian gần đây, đề tài kỹ năng sống được phụ huynh quan tâm, trao đổi nhiều hơn, nhưng đa phần chỉ xoay quanh nội dung kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.

Thực tế, kỹ năng sống cần phải được uốn luyện ngay từ gốc: nghĩa là từ lúc trẻ còn nhỏ và đang trong giai đoạn phát triển đầu đời. Những kỹ năng cơ bản của trẻ lúc này đó là: giao tiếp, thích nghi, tự chăm sóc, tự vệ… Vậy cụ thể hơn, trẻ hình thành các kỹ năng sống này ra sao?

Tiến sĩ tâm lý Trần Thị Thu Mai, Phó trưởng khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm TPHCM cho biết: :“Không gian học hỏi của trẻ rất rộng, không chỉ giới hạn ở trong nhà mà còn là những môi trường bên ngoài như công viên, khu phố… và kỹ năng sống không thể dạy bằng lý thuyết mà phải bằng những trải nghiệm từ thực tế. Cha mẹ chính là người quyết định sự phát triển kỹ năng sống của con từ cách nuôi dạy con của mình”. Trẻ nhỏ xưa nay thường được cha mẹ bao bọc, chăm sóc kỹ càng do đó mới có những câu chuyện khi gặp môi trường mới lạ, trẻ dễ khóc hoặc khi gặp đám đông thì trẻ rất nhút nhát... Trong cuộc sống hiện đại với tốc độ hội nhập nhanh chóng hiện nay, cha mẹ muốn giúp con có kỹ năng sống tốt hơn ngay từ nhỏ thì cha mẹ cần nới rộng vòng tay yêu thương để khích lệ trẻ tự vững chãi bước đi, tạo điều kiện cho trẻ tự do học hỏi và khám phá.

Cụ thể hơn thì cha mẹ làm thế nào? “Bắt đầu từ dinh dưỡng, và kết hợp song song với việc thay đổi cách giáo dục” - TSĩ Thu Mai cho biết.

Sức khỏe - Nền tảng cho mọi sự phát triển

Sự bao bọc quá mức của cha mẹ xuất phát từ tâm lý lo sợ con bị bệnh, thương con bị đau khi lỡ tay chạm phải vật không an toàn. Nhưng che chở cho con quá nhiều sẽ là không tốt, vì như vậy cha mẹ sẽ vô tình hạn chế những cơ hội cho con tự mình trải nghiệm, học hỏi, vui chơi và khám phá. Theo TS Thu Mai thì cha mẹ nên gạt bớt những lo lắng và đầu tư chăm sóc con thật kỹ càng về dinh dưỡng. Khi con khỏe, cha mẹ sẽ vui vẻ mà vượt qua các trở ngại tâm lý, từ đó thoải mái khích lệ trẻ học, chơi, khám phá.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 1) - 1
Trẻ khỏe mạnh, cha mẹ sẽ yên tâm cho trẻ tự do vui chơi khám phá

Sự khỏe mạnh của trẻ cũng là yếu tố nền tảng rất tốt cho quá trình hình thành và phát triển kỹ năng sống. Ở độ tuổi dưới 6, sức khỏe trẻ nhỏ được quyết định bởi hệ miễn dịch, đặc biệt là hệ miễn dịch đường ruột (đóng góp tới 70% sức đề kháng của cơ thể). Bên cạnh nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, ruột cũng là nơi tiếp nhận một số lượng lớn các vi khuẩn xấu trộn lẫn với thức ăn để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Như vậy, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ giai đoạn này cũng đồng nghĩa với sự chăm sóc từ bên trong: thường xuyên bổ sung vi khuẩn tốt để chống chọi lại vi khuẩn xấu, từ đó tăng cường cho hệ miễn dịch đường ruột.

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng cơ bản đầu tiên và rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp của trẻ xuất hiện rất sớm: từ khoảng 20 tuần tuổi trở đi, trẻ đã quẫy hay đạp nhẹ vào thành bụng mẹ khi muốn nghe giọng bố mẹ nói. Sau khi chào đời, trẻ biết khóc để thông báo rằng trẻ đói hay bị ướt. Khi trẻ lớn dần theo độ tuổi cũng là lúc sự giao tiếp không đơn giản là hỏi và trả lời mà còn là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm hoặc thông tin với một hay nhiều người. Lúc này, kỹ năng giao tiếp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ diễn đạt chính xác điều mình mong muốn. Và không ai khác hơn có thể giúp trẻ giao tiếp tốt bằng chính cha mẹ.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 1) - 2
Cha mẹ là người thầy dạy con kỹ năng sống
 
Bài học đầu tiên là cha mẹ dạy trẻ chào hỏi và nói cám ơn khi nhận quà, khi được giúp đỡ hoặc nói xin lỗi ngay khi phạm lỗi. Trẻ học và ghi nhớ bằng cách bắt chước là chủ yếu nên cha mẹ cần làm mẫu trong từng trường hợp cụ thể. Để trẻ hiểu rõ hơn, cha mẹ có thể chụp hình những lúc trẻ đang trò chuyện, tiếp xúc với người khác và chỉ cho trẻ những cái sai, cái đúng trong cách trẻ làm.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 1) - 3
Dạy trẻ biết chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi
 
Cha mẹ cũng nên tổ chức những buổi họp mặt đông người như sinh nhật, dã ngoại... Thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người khác nhau sẽ giúp trẻ linh hoạt trong cách giao tiếp, trò chuyện, cư xử với mọi người.
 
Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng sống như thế nào? (Kỳ 1) - 4
Thường xuyên cho trẻ gặp gỡ, vui chơi với bạn bè hoặc đám đông để trẻ thêm dạn dĩ

Nói ngắn gọn, kỹ năng giao tiếp ở độ tuổi mầm non thể hiện qua cách trẻ ứng xử, trò chuyện, nói cám ơn hay xin lỗi đúng lúc. Sự giao tiếp này sẽ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ với gia đình, người thân hay thể hiện cảm xúc, tình cảm. Mặt khác, trẻ cũng thêm dạn dĩ, biết cách hòa nhập trong các môi trường mới. Cha mẹ trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ học cách giao tiếp cần phải luôn khoan dung, nhẫn nại giảng giải và quan tâm lắng nghe, quan sát các phản ứng của trẻ để có sự điều chỉnh thích hợp.

Kỳ sau: Cha mẹ giúp con phát triển kỹ năng thích nghi, kỹ năng khám phá thiên nhiên, kỹ năng tự vệ và kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Synbiotics là sự phối hợp giữa Probiotics (vi khuẩn tốt) và Prebiotics (thức ăn cho vi khuẩn tốt), do đó khi bổ sung Synbiotics cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch đường ruột khỏe mạnh hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Friso là nhãn hàng tiên phong trong việc đưa Synbiotics vào dòng sản phẩm Friso Gold dành cho từ 1 – 6 tuổi giúp tăng cường số lượng vi khuẩn tốt, bảo vệ trẻ ngay từ bên trong, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.

Cùng Friso trao đổi thêm về đề tài kỹ năng sống cho trẻ nhỏ tại diễn đàn webtretho: www.webtretho/kynangsongchotrenho.com

Ngọc Khuê