Cây đa - Giải pháp cho những người bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh thường gặp (0,3-2,1%), ở độ tuổi ngoài 40, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới (gấp 3 lần), người nghèo mắc nhiều hơn người giàu (gấp 4 lần).
Theo GS. Peter E.Lipsky (Harrison 4-2004), viêm khớp dạng thấp có biểu hiện đặc trưng là viêm màng hoạt dịch dai dẳng, thường ở các khớp ngoại vi với phân bố đối xứng. Dấu hiệu nổi bật là màng hoạt dịch gây phá hủy sụn khớp và ăn mòn xương.
Triệu chứng:
Đa số (60-70%) bệnh nhân bắt đầu biểu hiện:
- Toàn thân khó chịu hoặc đau khớp cục bộ, có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn kém, sút cân, đau buốt cơ xương.
- Sau 2 tuần hoặc vài tháng mới xuất hiện đau buốt khớp, thường bắt đầu từ một hoặc vài khớp bị đau, rồi lan dần nhiều khớp, đối xứng cả hai bên chân tay.
- Một số bệnh nhân phát bệnh cấp tính, tiến triển nhanh chóng thành đau, sưngg và nhiều khớp bị trở ngại hoạt động kèm phát sốt, sưng hạch lympho hoặc nổi cục dưới da.
- Hậu quả viêm khớp dạng thấp là khớp bị biến dạng và cứng lại, bị phá hoại nặng hoặc ăn mòn vào xương, có khoảng 10-15% bệnh nhân bị tàn phế nghiêm trọng: Trệch xương quay ở cổ tay, trệch xương trụ của các ngón tay, trật mặt gan các đốt ngón biến dạng chữ Z, biến dạng cổ thiên nga,... gây mất cử động.
Các xét nghiệm máu, X-quang kết hợp với thăm khám lâm sàng tại bệnh viện sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp :
- Viêm huyết quản phong thấp (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch):
+ Thiếu máu da, biến chứng da: các đám tím nâu thường xuất hiện từng đám quanh móng tay, móng chân, dưới ngón tay, ngón chân, hoại thư khô đầu chi, da nổi ban đỏ, xuất hiện mảng tím đen, loét da (gặp nhiều ở chân)
+ Viêm thần kinh: Tay chân tê dại, mất cảm giác nhẹ ở cuối bàn tay, bàn chân, chân có cảm giác nóng rát hoặc giảm cảm giác, cảm giác buồn bẳn tay chân.
+ Viêm huyết quản nội tạng: tim, phổi, tỳ, tụy, thận hoặc tinh hoàn, Protein niệu, huyết áp cao; Viêm huyết quản màng ruột: loét huyết quản thành ruột và tắc nghẽn huyết quản gây: đau bụng cấp, xuất huyết tiêu hóa, tử vong;
+ Viêm động mạch phong thấp: Sốt, viêm củng mạc, viêm tim, suy tím,
+ Viêm huyết quản não: tai biến mạch máu não
+ Sốt, tăng bạch cầu
- Biến chứng tim:
+ Viêm cơ tim cục bộ nhẹ, viêm động mạch chủ, hở van tim, viêm mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, ...
+ Viêm cơ tim: nhẹ nhưng triền miên, đau ngực, suy tim sung huyết, tim đập quá nhanh (100-140 nhịp/ph), to tim, âm tim thay đổi, loạn nhịp tim
- Biến chứng phổi: viêm màng phổi, xơ hóa phổi,...
- Loãng xương
Nguyên nhân và điều trị:
Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng, liên quan đến lây nhiễm (vi khuẩn, virus), di truyền, nội tiết bất thường, môi trường sống, sức đề kháng của cơ thể. Tây Y chưa có phương pháp nào có khả năng chữa đươc bệnh (Harrison 4), chủ yếu chỉ là giảm triệu chứng, bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương của các cấu trúc khớp tiến triển kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập và điều chỉnh lối sống. Thuốc: Thuốc chống viêm: Aspirin, chống viêm phisteroid (Tác dụng phụ: Kích ứng dạ dày, tăng ure huyết, rối loạn hoạt động tiểu cầu, tăng nặng viêm mũi dị ứng và hen, bất thường chức năng gan,...); Thuốc giảm đau; Glucocorticoid (Tác dụng phụ: loãng xương, giảm sức đề kháng, rậm lông, yếu da,...) ; Acid béo omega-3,...; Liệu pháp ức chế miễn dịch: azathioprin, cyclophosphamid; và/hoặc phẫu thuật tạo hình khớp khi có tổn thương nghiêm trọng.
Theo Y HỌC CỔ TRUYỀN, nguyên nhân bệnh là do khi thời tiết thay đổi, ngoại tà (GIÓ, LẠNH, ẨM) dễ xâm nhập vào cơ thể. Đúng lúc cơ thể suy yếu, khí huyết không đủ hoặc lao lực quá độ, lỗ chân lông giãn ra, sức đề kháng không tốt, GIÓ, LẠNH, ẨM sẽ thừa cơ xâm nhập vào kinh lạc, cơ, xương, khớp khiến khí huyết ngừng trệ, trở ngại lưu thông nên sinh ra đau khớp, cử động khó khăn. Lâu dài, tích tụ lại từ kinh lạc phát bệnh ra phủ tạng gây thêm: tim thổn thức, thở gấp, đau tức ngực,... Ngoài ra, bị thương do bị đánh, bị ngã: Làm bế tắc khí huyết, kinh lạc không thông kèm ngoại tà xâm nhập; Tinh thần căng thẳng: quá hưng phấn hoặc quá u uất, lo lắng, buồn rầu lâu dài cũng gây rối loạn dưỡng cơ, khí huyết trì trệ, mất điều hòa gây bệnh; Tố chất con ngườii do bẩm sinh và rèn luyện lao động cũng làm cơ thể tăng/giảm sức dẻo dai dẫn đến đáp ứng nặng nhẹ khác nhau. Đông y thườngkết hợp 2 hoặc nhiều nhóm thuốc sau để chữa bệnh: Sơ tán phong tà, Ôn kinh, tán hàn, Trừ thấp, trừ tý, Thanh nhiệt thông tê, Thông kinh hoạt lạc, Sưu phong tích lạc, Hoạt huyết hóa ứ, Hóa đờm, tán kết, ích khí dưỡng huyết, Bổ thận tráng cốt.
- Khu phong (loại bỏ ảnh hưởng của GIÓ độc), trừ thấp (loại bỏ tác động của khí ẨM), tán hàn (loại bỏ tác động của khí LẠNH) ở kinh lạc giúp giảm đau, nhức mỏi do thay đổi thời tiết ở cơ, gân, xương, khớp toàn thân.
- Hoạt huyết, hành khí, giúp giảm trừ các biến chứng viêm khớp mạn tính xâm nhập vào tim mạch như tê đầu ngón tay, ngón chân, da tím, xanh, nổi cục cứng do huyết ứ, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, buồn bẳn chân tay do khí huyết không lưu thông.
- Bổ khí, huyết, gan, thận, giúp mạnh gân, cơ, xương, khớp,... giúp cho cơ thể hồi phục sức đề kháng, thêm cường tráng, chống lại các yếu tố gây bệnh phong thấp (GIÓ, LẠNH, ẨM), bảo vệ cơ thể cải thiện các biến chứng gây trở ngại hoạt động như loãng xương, cứng cơ gân, cứng khớp,...
Với công năng cường kiện GÂN - XƯƠNG - KHỚP, viên xương khớp CÂY ĐA chuyên dùng cho các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cấp hoặc mạn tính:
- Đau nhức xương khớp, khô cứng khớp, thoái hóa xương khớp, đau lưng, đau vai gáy, thần kinh tọa
- Buồn bẳn trong xương, loãng xương, xốp xương,...
- Tê mỏi, buồn bẳn chân tay, viêm tắc tĩnh mạch đầu chi, có các đám tím nâu quanh móng tay, móng chân, dưới ngón tay, ngón chân, hoại thư khô đầu chi, da nổi ban đỏ hoặc xuất hiện mảng tím đen
- Tay chân tê dại, mất cảm giác nhẹ ở cuối bàn tay, bàn chân, chân có cảm giác nóng rát hoặc giảm cảm giác, cảm giác buồn bẳn tay chân
Bệnh nhân nên phối hợp thêm các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhưsau:
1. Cư trú: Phòng nhiễm GIÓ - LẠNH - ẨM:
- Không nằm nơi ẩm thấp
- Không mặc quần áo ẩm, đi tất, giày ẩm
- Không tắm khi cơ thể đang nóng và ra mồ hôi, khi vừa làm việc hoặc vận động mạnh xong
- Khi thay đổi nóng lạnh, phải điều chỉnh từ từ, tránh đột ngột gây rối loạn điều tiết vận mạch: Đang làm việc trong nước lạnh không đột ngột rửa tay bằng nước nóng
- Tránh để ra mồ hôi gặp gió, nhiễm lạnh, tắm lạnh
- Không ăn nhiều thức ăn, nước uống nguội lạnh
- Quần áo nhiều mồ hôi phải kịp thời thay giặt
- Không ra gió khi uống rượu
- Tránh để cơ thể hư yếu, bụng đói, mặc phong phanh
- Tránh làm việc quá sức lúc đói khát
- Tránh dầm mưa, nhiễm lạnh
2. Ăn uống:
- Ăn uống thanh đạm, điều hòa.
- Cân đối dinh dưỡng, đủ các nhóm chất
- Không nên quá ăn kiêng
3. Vận động: Tập thể dục đều đặn, vừa sức. Tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, thái cực quyền, YOGA
- Trong phạm vi khớp có thể hoạt động được: Vận động nhẹ nhàng, tránh để lâu gây dính khớp: Dần dần, từ từ, trong môi trường ấm áp, không tập quá sức.
- Vận động kéo căng: Chủ động co duỗi
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty cổ phần Sao Thái Dương, 92- Phố Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
ĐT: 043.6444219 hoặc 042.2146284
Website: www.thaiduong.com.vn
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc