Cá nhân hóa việc chăm sóc bệnh nhân viêm gan B mạn tính

Theo WHO, Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. Theo thống kê của ISPOR năm 2008, viêm gan B đã tạo ra một gánh nặng tài chính đáng kể cho Việt Nam, ước tính khoảng 4,4 tỉ USD, trong đó chi phí y tế trực tiếp chiếm khoảng 70%.

 

Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 20/09 vừa qua, TS. Severin Schwan, Giám đốc Điều hành F.Hoffmann-La Roche - Tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, đã thảo luận về đề tài cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe nhằm giảm gánh nặng của các bệnh phổ biến ở Việt Nam, trong đó viêm gan B là một điển hình.

 

Việc sử dụng kết hợp xét nghiệm HBsAg định lượng của Roche với việc điều trị bệnh viêm gan B bằng Peginterferon alfa-2a, là đại diện cho bước tiến bộ lớn trong việc điều trị toàn diện bệnh viêm gan B mạn tính.

 

Không giống như các thuốc kháng virus đã được sử dụng điều trị bệnh viêm gan B mạn tính với thời gian điều trị không xác định được, thuốc điều trị viêm gan B mạn tính của Roche kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại siêu vi và chỉ sử dụng mỗi tuần một lần trong liệu trình 48 tuần.

 

Xét nghiệm HBsAg định lượng của Roche cho phép đo lượng HBsAg (một loại protein trên bề mặt của virus viêm gan B), giúp các bác sĩ lâm sàng theo dõi và đánh giá sự đáp ứng với Peginterferon alfa-2a, từ đó có thể tự tin dự đoán mức độ thành công sớm trong điều trị.

 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy cứ 3 bệnh nhân viêm gan B thì có 1 bệnh nhân hồi phục nhờ Peginterferon alfa-2a và có thể chữa khỏi bệnh lâm sàng. Do đó, điều quan trọng với các bác sĩ là xác định bệnh nhân nào đáp ứng với Peginterferon alfa-2a và đảm bảo họ sẽ được hưởng các lợi ích từ phác đồ điều trị có thời hạn, cải thiện đáng kể sức khỏe.

 

Trần Phương