Bệnh hô hấp - Khi nào chưa cần phải dùng kháng sinh

(Dân trí) - Kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ dẫn tới hậu quả khôn lường. Trẻ có thể bị tử vong chỉ vì bị nhiễm trùng vết thương từ một vết cắt chảy máu do kháng sinh không đáp ứng.

Kháng kháng sinh hiểu đơn giản làvi khuẩn không còn bị ức chế và tiêu diệt trước loại thuốc kháng sinh chuyên dụng. Vi khuẩn tiếp tục nhân lên ngay cả khi người đó được điều trị bằng kháng sinh.

Kháng kháng sinh: Vấn nạn toàn cầu

Theo bảng phân bố này, châu Á và châu Phi là nơi tập trung số người tử vong cao nhất do kháng kháng sinh.
Theo bảng phân bố này, châu Á và châu Phi là nơi tập trung số người tử vong cao nhất do kháng kháng sinh.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định: Kháng kháng sinhlà vấn nạn toàn cầu. Cụ thể, theo thống kê, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1.900 người tử vong vì kháng kháng sinh tương đương 700.000 người mỗi năm. Cũng theo báo cáo của WHO, nếu không hành động, đến năm 2050 cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm.

WHO cũng cảnh báo, loài người đang cạn dần nguồn thuốc kháng sinh. Trong khi đó tốc độ điều chế, tìm ra kháng sinh mới không kịp với tốc độ gia tăng nhanh chóng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Trẻ em: Đối tượng sử dụng nhiều kháng sinh

Theo thống kê năm 2017 của Bệnh viện Nhi Trung ương: Khoảng 30% bệnh nhân nhi có vi khuẩn kháng thuốc.
Theo thống kê năm 2017 của Bệnh viện Nhi Trung ương: Khoảng 30% bệnh nhân nhi có vi khuẩn kháng thuốc.

Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Theo Bộ Y tế, trong khi kháng sinh thế hệ 1 vẫn đang phát huy hiệu quả tại nhiều quốc gia phát triển thì Việt Nam đã phải “cầu viện” kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Theo thống kê năm 2017 của Bệnh viện Nhi Trung ương: Khoảng 30% bệnh nhân nhi có vi khuẩn kháng thuốc.

Không kháng sinh và xử lý sớm các triệu chứng ho, cảm ở trẻ bằng thảo dược

Các sản phẩm thảo dược như siro ho cảm với thành phần: Quất, Mật Ong, Húng Chanh, Gừng, Cát Cánh nên được ưu tiên sử dụng ngay khi trẻ có dấu hiệu nhiễm lạnh, cảm lạnh.
Các sản phẩm thảo dược như siro ho cảm với thành phần: Quất, Mật Ong, Húng Chanh, Gừng, Cát Cánh nên được ưu tiên sử dụng ngay khi trẻ có dấu hiệu nhiễm lạnh, cảm lạnh.

Khi trẻ ốm, bố mẹ thường tự ý điều trị và cho sử dụng ngay kháng sinh nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn mà không có tác dụng với virus như trong một số trường hợp sau:

+ Viêm đường hô hấp trên: cảm lạnh, viêm mũi họng cấp, viêm xoang cấp, ... đa phần đều do virus.

+ Đau răng, tiêu chảy cấp hay vết thương trên da.

+ Nhiễm lạnh với biểu hiện ban đầu: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đó các triệu chứng nên được xử lý sớm bằng cách: Vệ sinh mũi, họng, bổ sung đủ dinh dưỡng, sử dụng các vị thuốc dân gian.

Các sản phẩm thảo dược có thành phần: Quất, Mật Ong, Húng Chanh, Gừng, Cát Cánh giúp Giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.

Nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những nhà cung cấp và sản xuất uy tín. Quan trọng hơn, sản phẩm đó có thành phần từ các vị Dược liệu sạch chuẩn hóa vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

TPBVSK Siro ho cảm Ích Nhi 3+ của Nam Dược giúp Giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ. Hỗ trợ điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường:

Công ty Cổ phần Nam Dược

Địa chỉ: Lô A7/D21 KĐT Cầu Giấy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)