Bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi côn trùng đốt
Trẻ em vốn hiếu động và thường bị côn trùng cắn. Vết cắn gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Gãi chỉ làm giảm ngứa tạm thời nhưng có thể dẫn đến một số bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đây là mối bận tâm chung của nhiều bậc phụ huynh.
Chúng ta hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu Ngô Minh Vinh để bảo vệ sức khỏe bé cũng như cả gia đình.
1. Chị Ngọc Anh (quận 4, TP HCM): Tôi bảo vệ bé khá kĩ nhưng không hiểu sao bé rất thường bị muỗi đốt, gãi sưng hết cả tay chân. Người lớn như mình thì có thể chủ động được, bé còn nhỏ nên tôi lo lắm. Có phải da con tôi độc nên vết thương mới lâu liền vậy không?
Bác sĩ:
Côn trùng cắn sẽ phóng thích ra độc tố. Đây là vật thể lạ đối với cơ thể và khi xâm nhập vào máu, cơ thể có sự đáp ứng của hệ miễn dịch - dị ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Người bị cắn thường phản ứng lại bằng cách gãi, gây tổn thương cho làn da. Vùng da bị tổn thương sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây nhiễm khuẩn, làm sưng tấy và có mủ.
Trên một số người có cơ địa dị ứng, chất tiết của côn trùng gây ra đáp ứng miễn dịch mạnh, dẫn tới nơi vết đốt xuất hiện những u cục kèm theo ngứa dai dẳng gọi là: sẩn ngứa. Ngứa gãi lâu ngày sẽ gây biến chứng chàm hóa, sẹo thâm. Ngoài ra, do đặc điểm da bé non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên khi bị côn trùng đốt thường làm cho tổn thương trầm trọng hơn.
2. Chị Ngọc Hân (quận 8, TP HCM): Từ mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh… tôi đều bôi thử lên vùng da bị muỗi đốt của con nhưng không hiệu quả lắm. Không biết có phương pháp phù hợp nào có thể sử dụng được?
Bác sĩ:
Một số phụ huynh có thói quen sử dụng các biện pháp truyền thống như dầu, nghệ, nước cốt chanh… thoa lên vùng da bị côn trùng cắn cho trẻ. Các thành phần này tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy, sưng đỏ. Bên cạnh đó, khi trẻ bị ngứa thường có thói quen gãi, gây trầy xước da, nếu thoa các chất này da có thể bị kích ứng, tổn thương sâu hơn, và dễ có nguy cơ gây bội nhiễm vi khuẩn tại vùng da bị thương tổn.
3. Chị Lệ Hằng (quận 12, TP HCM): Con tôi thỉnh thoảng bị muỗi đốt hay kiến cắn, sau đó bị sưng tấy, nổi mụn nước lên rất ngứa. Khi bé gãi làm vỡ mụn và lan ra vùng da xung quanh nên để sẹo thâm đen. Có biện pháp nào để hạn chế việc để lại sẹo?
Bác sĩ:
Để hạn chế sẹo thâm từ vết cắn và các bệnh do côn trùng gây ra, cần tuân thủ theo các bước:
o Tránh gãi làm độc tố phát tán rộng và trầy xước da.
o Dùng thuốc thoa có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm tại chỗ.
o Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày và biểu hiện sốt cao bất thường, mệt mỏi, chấm xuất huyết thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chữa trị kịp thời.
4. Chị Thảo Nguyên (huyện Bình Chánh): Tôi được bạn bè khuyên dùng các loại kem thoa ngoài da có chứa corticoide. Tuy nhiên, tôi chưa hiểu rõ về thành phần này. Bé nhà tôi mới 9 tháng tuổi, liệu thành phần có an toàn cho bé?
Bác sĩ:
Corticoide là một chất dùng để điều trị các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau). Tuy nhiên, khi điều trị lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, phát ban dạng mụn trứng cá ở mặt – ngực – lưng, viêm da tiếp xúc… gọi là hiện tượng “Rebound” (phản ứng dội ngược).
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm kem thoa ngoài da có hoạt chất được xếp vào loại Antedrug. Hoạt chất này chỉ tác dụng ngay tại vùng da cần trị liệu, sau khi phát huy hết tác dụng sẽ thâm nhập vào hệ tuần hoàn và chuyển hóa thành dạng bất hoạt tính, vì thế giảm tối đa tác dụng so với các corticoide thông thường. Sản phẩm này sẽ phù hợp và an toàn cho cả gia đình, đặc biệt là làn da nhạy cảm của bé.
Xin cám ơn chia sẻ của bác sĩ!
Remos IB – Gel trị vết côn trùng cắn Remos IB – Gel trị vết côn trùng cắn với công thức chứa Anterdrug có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn, hạn chế tác dụng phụ của các Corticoide thông thường vì khi thâm nhập vào máu, Anterdrug sẽ chuyển thành dạng bất hoạt tính. |