Ẩn họa từ trùng Amib
Trùng amib khá phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm như nước ta. Amib là tác nhân gây tiêu chảy, kiết lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột, viên đại tràng cấp và mãn tính.
Thậm chí không được trị sớm và đúng cách, amib có thể gây những bệnh nguy hiểm như viêm gan do amib, áp-xe gan , viêm phổi, lao ruột. Đây à một bệnh nhiễm ký sinh gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau sốt rét.
Nhiễm bệnh không chỉ mùa hè
Bệnh thường phổ biến vào mùa xuân hè nhưng luôn tản phát quanh năm, có khi âm thầm có khi gây thành những vùng dịch lớn. Chu kỳ sống của đơn bào amib gồm hai thời kỳ luôn hoán đổi nhau: thể hoạt động và thể kén. Thể kén amib qua thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể con người bằng đường tiêu hóa, sau đó chúng ký sinh ở đoạn giữa và đoạn cuối ruột non nơi giầu chất dinh dưỡng và có nhiều vi khuẩn cộng sinh để phá hoại, đào đục thành ruột hay làm tổn thương các mạch máu mà theo dòng máu tới khắp các cơ quan, bộ phận trong cơ thể gây ra tổn thương ở hệ tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu, sinh dục… Vào thời kỳ phát bệnh nguời bệnh sốt nhẹ, đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều phân lẫn nhầy, máu mũi, người mệt mỏi, gầy sút…
Người bình thường cũng có thể mang amib
Do đặc điểm có hai thể hoạt động và kén nên amip kí sinh vào thành ruột khi có điều kiện thuận lợi thì quay trở lại hoạt động gây ra bệnh về đường ruột, tiêu chảy... Điều hết sức nguy hiểm là có tới 90% người lành mang bệnh rải rắc kén amib đi khắp nơi mà họ chưa hề bị bệnh amib bao giờ. Trong một ngày, một người có thể thải ra từ 300 -600 triệu kén amib ra ngoài theo phân nên khả năng ngăn chặn dịch gặp nhiều khó khăn.
Sát thủ của amib
Hiện nay các loại thuốc tân dược mới tập trung diệt được amip ở thể hoạt động còn thể kém thì rất ít. Qua điều trị thực tế ở nước ta cho thấy một trong những sát thủ nguy hiểm, dễ kiếm đó là Mộc hoa trắng có tên kho học là Holarrhena antidyesenterica đã chính thức ghi vào Dược điển Việt Nam và được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc thiết yếu.
Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về cây mộc hoa trắng. Thành phần chủ yếu trong vỏ cây mộc hoa trắng là các ancaloit trong đó hoạt chất chính là conessin. So với emetin là một loại thuốc chữa lỵ amip thì conessin có ưu điểm có thể dùng đường uống và diệt được amip ở hai thể hoạt động và kén. Vì vây có thể tiêu diệt được mầm bệnh tận gốc.
Cây mộc hoa trắng là loại thuốc chữa bệnh về đường ruột đã được nhân dân quen dùng từ lâu, khi có người trong gia đình bị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, chỉ cần ra vườn bóc một ít vỏ cây mộc hoa trắng đem về sắc uống. Hiện nay trên thị trường đang ưa dùng chế phẩm Mộc hoa trắng – HT (do Hatipharco sản xuất) dạng viên bao phim dễ uống, độ an toàn cao làm thuốc “giữ nhà” trong mùa hè này.
Điện thoại hỗ trợ thông tin về thuốc Mộc hoa trắng – HT viên nén bao phim:
Tại Hà Nội: Số 3/ 122 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội, ĐT: 04 3 853 4872
Tại Tp HCM: 68/118 Đống Nai - P15 - Q10- Tp HCM, ĐT: 08, 626 46 0 80
Tại Miền trung: 167 Hà Huy Tập - Tp Hà Tĩnh; ĐT: 0393 855 906.
TS. BS Bùi Nguyên Kiểm