3 mẹo để “đánh bật” chứng viêm nướu

Đã bao giờ trong lúc đánh răng, bạn giật mình khi thấy nướu bị chảy máu? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong số hơn 90% dân số Việt Nam mắc phải chứng viêm nướu (viêm lợi) hoặc chải răng không đúng cách.

Viêm nướu là triệu chứng rất phổ biến và là giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu viêm. Nếu không được ngăn ngừa, điều trị, nha chu viêm tiến triển có thể làm tiêu xương ổ răng, gây áp xe, sưng mủ, răng lung lay, cuối cùng là mất răng và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh toàn thân nghiêm trọng khác. Nguyên nhân chính gây viêm nướu là vi khuẩn có trong mảng bám răng, chúng thường xuất hiện ở kẽ giữa các răng và kẽ giữa răng và nướu, nơi bàn chải thông thường không chải tới. Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của viêm nướu là: nướu đỏ, sưng, phồng, hoặc kích ứng, chảy máu nướu khi chải răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa.

Tuy nhiên, chỉ với vài lưu ý nhỏ sau đây là bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm nướu:

Chọn một chiếc bàn chải phù hợp. Với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chủng loại trên thị trường thì việc lựa chọn loại bàn chải để mua là điều khiến cho nhiều người băn khoăn. Tuy nhiên, lời khuyên của các nha sĩ là bàn chải lông mềm với đầu lông bàn chải nhỏ giúp loại trừ mảng bám, chải sạch kẽ răng và không gây tổn thương nướu.

Chải răng đúng cách. Hầu hết chúng ta đều chải răng chưa đúng cách (chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh) và lâu dài điều này sẽ tác động xấu đến răng và nướu. Ngoài ra chải răng không đúng cách sẽ không loại bỏ được vi khuẩn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh răng miệng trong đó có viêm nướu. Bạn hãy nhớ chải răng theo chiều dọc và chải theo 5 bước sau để có một hàm răng khỏe mạnh nhé:

Bước 1: Chải mặt ngoài của răng. Đặt bàn chải nghiêng một góc 45o so với đường viền nướu và chải mặt ngoài của răng, chải rung nhẹ lên xuống một cách nhẹ nhàng.

Bước 2: Chải mặt trong của răng. Thao tác như bước 1.

Bước 3: Chải mặt nhai của răng hàm.

Bước 4: Chải mặt trong của răng cửa ở hàm trên và hàm dưới bằng đầu lông bàn chải.

Bước 5: Đừng quên chải lưỡi để có hơi thở thơm tho.

Không dùng chung bàn chải với người khác và thay bàn chải 3 tháng/lần. Một lời khuyên của nha sĩ mà bạn nên biết là sau khi ốm dậy bạn nên lập tức thay bàn chải đánh răng, để các vi khuẩn gây bệnh có trên cây bàn chải cũ không còn cơ hội “xâm nhập” lại vào cơ thể và gây bệnh cho bạn nữa. Ngoài ra, bạn nên thay bàn chải 3 tháng/lần vì sau 3 tháng, trên lông bàn chải sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn có hại mà bạn không nhìn thấy được. Bạn cũng tuyệt đối đừng dùng chung bàn chải đánh răng với người khác vì nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm cho bạn là rất cao.

Chỉ với vài lưu ý nhỏ - đơn giản mà hữu ích, bạn đã có thế giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu rồi. Giờ đây, việc chải răng hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ và bạn sẽ luôn tận hưởng những giây phút nhẹ nhàng, sảng khoái trong cuộc sống khi bệnh viêm nướu không còn là mối lo nữa.

Nguồn: colgateprofessional.

 
Bàn chải Colgate Slim Soft
 
Bàn chải Colgate Slim Soft

- Bàn chải Colgate SlimSoft với lông chải siêu mềm và đầu lông siêu mảnh 0.01mm. Những lông chải này linh hoạt và mềm hơn so với lông chải bằng sợi nylon mềm thông thường sẽ giúp chải sạch các mảng bám một cách nhẹ nhàng, cho miệng cảm giác thoải mái và không gây tổn thương nướu.

- Thiết kế đặc biệt với cấu trúc đầu lông chải mảnh và dày đặc của Colgate Slim Soft tăng khả năng tiếp cận dưới nướu gấp 6 lần và đồng thời tiếp cận kẽ răng nhiều hơn để làm sạch mặt trước và mặt sau của răng hiệu quả hơn.

- Thân bàn chải được thế cong độc đáo dễ cầm nắm và nâng cao hiệu quả chải răng.

- Ngoài ra, đầu bàn chải dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm