101 cách trị ho bằng thảo dược lúc giao mùa

“Ban đầu chỉ húng hắng vài tiếng. Giờ thì ho như cuốc kêu, nhất là đêm. Nghe mà sốt cả ruột. Các mẹ có cách nào không? Em chưa muốn cho con dùng kháng sinh” là chia sẻ của nhiều bà mẹ có con nhỏ trong thời tiết nóng lạnh đan xen như hiện nay.

101 cách trị ho bằng thảo dược lúc giao mùa  - 1


 

Ho hắng vào “mùa”

 

Trong đợt ngày nóng, đêm lạnh vừa qua, tại khoa Nhi của bệnh viện Bạch Mai, Xanh-pôn, khoa khám bệnh, khoa Hô hấp viện Nhi TƯ và hầu hết các phòng khám nhi tư, số bệnh nhi tới khám tăng gấp đôi, gấp 3 bình thường, tỉ lệ khám hô hấp chiếm tới 70-80%. Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện do bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện rõ rệt là hắt hơi, sổ mũi, ho ngày càng tăng, ho nhiều, có đờm, đau họng, viêm phế quản. Tại các trường mầm non, tiểu học, tỉ lệ trẻ nghỉ học vì bệnh hô hấp có thể lên tới 25-30% sĩ số lớp.

 

Tình trạng này ở  người lớn, nhất là những người có bệnh lý  hô hấp mãn tính, cũng không kém. Từ phòng khám tới công sở, lớp học, nhà máy đều “rổn rảng”  tiếng ho, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả học tập và năng suất lao động.

 

Vậy nên, dù do nguyên nhân gì, thì làm sao để chặn đứng cơn ho ngay khi xuất hiện và đừng kéo dài nhiều ngày luôn là mối quan tâm hàng đầu.

 

Nhiều như kinh nghiệm trị ho

 

Ngoài lời khuyên chung của các bác sĩ hô hấp là súc miệng nước muối, giữ ấm vùng cổ ngực, uống nhiều nước và dùng thuốc theo đơn kê, những kinh nghiệm dân gian trị ho, chủ yếu là sử dụng các thảo dược, luôn được cập nhật liên tục và ứng dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả.

 

Phổ biến nhất là  dùng mật ong/mạch nha/đường phèn làm thành phần chính với các thành phần khác đi kèm theo mùa (chanh đào, quất, phật thủ, gừng, lá hẹ) hay lá diếp cá nấu nước gạo, lá trầu không, củ nghệ, tỏi giã …. Và cách chế biến dù cầu kỳ hay đơn giản thì hiệu quả đều tùy thuộc vào sự “khéo tay” và kinh nghiệm gia giảm liều lượng của người chế biến và giải pháp này thường chỉ áp dụng khi chớm ho, ho ít... Thông dụng và đơn giản hơn là ngậm các loại chanh muối, nước mơ muối, ô mai cam thảo, viên ngậm sẵn có nhưng cách này chủ yếu áp dụng cho người lớn và trong trường hợp mới ho hay có kèm cảm giác rát họng.

 

Cho hiệu quả rõ  rệt và tiện dụng nhất là các loại thuốc trị ho thảo dược với thành phần chính là các thảo dược tự nhiên như lá thường xuân (Prospan của Đức), ngũ trảo (Lagundi của Phillippin); bách bộ, mạch môn, cát cánh, cam thảo, bạc hà… trong các loại thuốc ho đông y… Đây là dạng thuốc ho không kê đơn nhưng thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị chính thức, khi tình trạng bệnh đã nặng, phải tới bác sĩ. Việc sử dụng các loại sản phẩm này đang dần trở thành 1 kinh nghiệm tự điều trị thông dụng cho cả gia đình. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng theo đúng hướng dẫn, cần lưu ý là chỉ có 1 số ít loại thuốc trị ho thảo dược dạng sirô an toàn với trẻ dưới 2 tuổi. 
101 cách trị ho bằng thảo dược lúc giao mùa  - 2


Uyên Phương