1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ cuối)

Cùng với việc thu thập tin tức tình báo và bán kỹ thuật quân sự, Cục II có cả một lịch trình lâu dài gây ảnh hưởng tới một số nước ngoài bằng hành động ngụy trang.

Đối với Quân giải phóng, thì hành động này diễn ra dưới dạng ủng hộ các lực lượng phản loạn bằng tài chính và hậu cần. Ngoài ra, Quân giải phóng còn tiến hành huấn luyện chiến tranh du kích cho một số thành viên.

Vào đầu những năm 60, một số trường chiến tranh du kích dành cho người nước ngoài đã được xây dựng trong khuôn viên các Học viện Quân sự Nam Kinh và Vũ Hán. Suốt cả thập niên này, các sỹ quan Quân giải phóng đã huấn luyện cho các nhóm du kích đến từ Algevia, Angola, Botswana, Cameroon, Congos, Ghi ne, Indonesia, Kenya, Malawi, Malaysia, Mozambigne, Niger, Nigeria, Portuguese, Guinea, Rhodesia, Rwanda, Nam Phi, Thái Lan và một số nước thuộc thế giới thứ ba khác.

Quân giải phóng đã rất quyết liệt tiến hành lật đổ những chính phủ thời hậu thực dân, vẫn còn công nhận Trung Hoa dân quốc ở Đài Loan hay bằng cách này hay cách khác đã chống lại tư tưởng cách mạng của Bắc Kinh. Nhiều chương trình huấn luyện quân sự và tình báo do các viên sỹ quan Quân giải phóng tiến hành ở Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Phi.

Vai trò của cán bộ tình báo Trung Quốc trong hoạt động quân sự ngày càng được coi trọng. Các chuyên gia về vũ khí và chiến thuật của Quân giải phóng được cử làm giáo viên cho binh lính hoặc các phần tử phản loạn nước ngoài. Vai trò của các cán bộ tình báo tron các chương trình giảng dạy và hỗ trợ về quân sự chỉ giới hạn trên các phương diện quản lý và tài trợ, chuẩn bị hậu cần bí mật và tuyển một điệp viên (thâm nhập đơn tuyến) trong nội bộ các nhóm được Trung Quốc huấn luyện. Dưới đây xin được điểm một số hoạt động ngụy trang của Quân giải phóng qua các thời kỳ:

*1960: Trường chiến tranh du kích dành cho người nước ngoài được mở ở Bắc Kinh. Học viện được tuyển mộ từ các nước Columbia, Cuba, Ecuador và Peru.

*1964:

- Tổng cộng có 125 nhóm phản loạn châu Phi được huấn luyện về chiến tranh du kích trông các Học viện Quân sự Trung Quốc.

- Tại Nepan, một chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc đã đào ngũ khai báo về một kế hoạch nhằm lật đổ chính phủ Nepal. 500 quân nhân Trung Quốc khoác áo dân sự vận chuyển vũ khí vào cho các điệp viên thân Trung Quốc.

- Tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đại tá Kan Mai bị tuyên bố là người không được chấp thuận (Persona non grata).

- Tại Brazzaville, Congo thuộc Pháp, Kan Mai đảm nhận một chức vụ mới là Bí thư thứ nhất trong sứ quán Trung Quốc tại đây. Ông ta vẫn lại tổ chức 2 trại huấn luyện cho những phần tử bạo loạn Congo tại Gamboma và Impfondo.

- Tại Sudan, sứ quán Trung Quốc đã can dự vào các hoạt động cung cấp vũ khí và tiền bạc cho một cuộc bạo loạn và cuối cùng đi đến việc lật đổ chính phủ.

- Tại Bujumbura, Burundi, phó tùy viên văn hóa Trung Quốc Tung Chi đã đào thoát và tiết lộ sứ quán Trung Quốc đã hỗ trợ cho cuộc bạo loạn tại nước láng giềng Dân chủ Cộng hòa Congo. Quan hệ ngoại giao do vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cán bộ ngoại giao Trung Quốc đã bị trục xuất.

- Tại Myanmar, Quân giải phóng đã cung cấp viện trợ cho cánh bạo loạn "cờ trắng" trong khi chính phủ Trung Quốc lại ủng hộ chính thức chính phủ phi liên kết ở Răng-gun.

*1965:
 
*1965:

- Kenya đã trục xuất Wang Teming, một phóng viên Tân hoa xã (được biết đó là một thiếu tá quân đội), về tội chỉ đạo việc đánh chiếm trụ sở phòng tài phán Kenya của liên đoàn các quốc gia châu Phi. Sứ quán Trung Quốc bị phản đối mạnh mẽ và một nhân viên bị trục xuất vì tội vận chuyển vũ khí trái phép.

- Tại Tanzania, sứ quán Trung Quốc đã can dự vào một âm mưu lật đổ chính phủ lân bang Malawi.

- Tại Singapore, Sim Siew Lim, một sỹ quan tình báo Trung Quốc đã bị bắt cùng với 20 người khác về mưu đồ ám sát các nhà lãnh đạo chính phủ.

- Mặt trận yêu nước Thái được thành lập ở Bắc Kinh.

- Tại Indonesia đã xảy ra một cuộc đảo chính bất thành của Đảng cộng sản Indonesia thân Trung Quốc tiến hành và đã bị đàn áp đẫm máu. Đảng này được Trung Quốc tài trợ.

*1966

- Tại cộng hòa Trung Phi, một kho vũ khí đạn dược mang “nhãn hiệu nước ngoài” đã bị phát hiện. Nước này đã cắt đứt mọi quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ cán bộ nhân viên đại sứ quán, Tân hoa xã và 30 kiều dân Trung Quốc đã bị trục xuất.

- Một phái đoàn Trung Quốc ở Dahomey đã bị trục xuất vì đang hoạt động chống lại Thượng Vôn-ta (nay là Bớc-ki-na Pha sô), Tô-gô, Niger và Nigeria.

- Người thống trị Ga-na là Kwame Nkrumah, đã bị lật đổ khi đang viếng thăm Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc đã bị cắt đứt hoàn toàn, 430 cán bộ, nhân viên quân sự và tình báo đều bị trục xuất.

- Liên minh giải phóng dân tộc Mã lai đã mở một văn phòng thường trực ở Bắc Kinh.

*1973

- Tại Zambia và Tanzania, các nhân viên Trung Quốc đội lốt các kỹ sư đường sắt chỉ đạo hoạt động quân sự của các lực lượng phản loạn chống lại chính phủ Rô-dê-zi-a (Rhodesia). Họ đã xây dựng hai trại huấn luyện: một ở Zambia gần tỉnh Tate của Moambogue và trại kia ở Tanzania.

*1975:

Trung Quốc đã huấn luyện, trang bị và trợ giúp mặt trận giải phóng Angola. Trung Quốc đã gửi 119 cán bộ Quân giải phóng tới mặt trận có căn cứ địa ở Zaia làm giảng viên, huấn luyện viên.

*1980-1988:

Tại Afganistan. Quân giải phóng đã huấn luyện và trang bị cho lực lượng kháng chiến Mujaheddin. Các trung tâm huấn luyện đặt ở Pakistan và tỉnh Tân Cương Trung Quốc.

Một hoạt động ngụy trang có tầm vóc rộng lớn nhất mới đây của Cục II là việc trang bị huấn luyện cho các lực lượng kháng chiến Afganistan. Đây là một thực tiễn quan trọng, qua đó để xác định rằng lý luận và phương pháp của hoạt động ngụy trang của Quân giải phóng hiện nay (hoặc mới đây nhất) là gì. Hơn nữa, nó còn chứng thực Bắc Kinh đã cảm nhận như thế nào sự hiện diện của Liên Xô tại Afganistan và quyết tâm của Bắc Kinh muốn chặn đứng bước chân của đội quân mạnh mẽ vào bậc nhất của thế giới này như thế nào.

Quân giải phóng đã trợ giúp các lực lượng phản loạn chống chính phủ tại Afganistan trong suốt cả thời gian quân đội Liên Xô có mặt trên đất này. Công việc trợ giúp cho các nhóm kháng chiến bao gồm tất cả các khâu từ tổ chức lực lượng, tài trợ, huấn luyện đến trang bị vũ khí.

Các quan chức trong chính phủ Afganistan và hệ thống truyền thông phương Tây đều nói rằng các hoạt động quân sự bí mật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được CIA tài trợ. Vậy liệu có hay không chuyện này? Song điều có ý nghĩa là giả dụ có một cuộc điện đàm giữa Mỹ và Trung Quốc về việc trợ giúp cho các nhóm kháng chiến Afganistan thì các bên cũng sẽ bớt được một khoản đóng góp.

Lúc đầu, Quân giải phóng chỉ dành cho các nhóm kháng chiến Afganistan một lượng nhỏ vũ khí và một ít tiền vào năm 1980. Vào tháng 2 năm đó, ít nhất đã có 6 nhóm tranh giành nhau những khoản tiền của Trung Quốc và Pakistan chi viện. Từ 1980 đến 1988, số tiền chi viện của Trung Quốc vào khoảng 400 triệu USD.

Tại Kabul, thường xuyên có những cuộc triển lãm chiến lợi phẩm với những vũ khí do Trung Quốc sản xuấy, trong đó có súng trường, súng máy, súng cối. Vào tháng 9 năm 1984, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho các lực lượng phản loạn pháo lớn 107mm và 122mm. Pháo 107mm kiểu 63-1 là loại pháo sản xuất năm 1963 và cụm rocket 12 ống phóng tiêu chuẩn của Quân giải phóng, ống làm bằng hợp kim nhẹ có trọng lượng khoảng 300 pounds.

Có điều chưa rõ là loại 122mm 60 tốc độ cao của Trung Quốc cấp có phải là mô phỏng pháo bích kích D072 của Liên Xô hay phỏng theo loại 54 cũ.

Từ năm 1986, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tăng các khoản chi viện và bắt đầu cung cấp cho các nhóm phiến loại súng phòng không 130mm. Pháo dã chiến loại 59-1 tựa như loại M-46 của Liên Xô, song tầm bắn chỉ là 22km chứ không phải 27 đến 31km.

Viện trợ của Trung Quốc tiếp tục leo thang suốt những năm 80 và cuối cùng cho cả súng máy hạng nặng loại 54 cỡ 12,7mm được dùng làm vũ khí cá nhân bắn máy bay trên núi và loại 58 cỡ 14,5mm của Liên Xô ZPV là loại pháo lưỡng dụng - vừa là đại liên, vừa là súng phòng không, và loại 55 cỡ 37mm có xe kéo đã lỗi thời cũ kỹ song vẫn được xuất khẩu tới nhiều nước.

Quân giải phóng đã cung cấp những vũ khí kể trên cho các nhóm kháng chiến, chúng có tên là “Thắng lợi”, “Tự vệ”, “Ngọn lửa vĩnh cửu” và “Paika”… chắc chắn trong những nhóm này có nhóm mang màu sắc mặt trận dân tộc thống nhất Mao-it ở Afganistan.

Cùng với việc cung cấp vũ khí, Quân giải phnsg luôn hiện diện trong công tác huấn luyện quân sự cho các lực lượng phản loạn Afganistan. Cho tới năm 1985, Quân giải phóng đã cử khoảng 300 cố vấn quân sự tới các trường huấn luyện trên đất Pakistan. Các trại lính đóng ở các địa điểm sau: Muhammad Gard ở Tây Bắc Charsadda và Faquir Abad rất gần Peshawar.

Tháng 9 năm 1985, Trung Quốc mở các trại huấn luyện bổ túc ngay trên lãnh thổ của họ gần các khu dân cư Kaxga và Hotan thuộc khu tự trị Tân Cương. Quân giải phóng đã huấn luyện cho các phần tử bạo loạn Afganistan sử dụng vũ khí Trung Quốc, đánh bộc phá, kỹ xảo chiến đấu cũng như hoạt động tuyên truyền và gián điệp.

Chắc chắn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không bao giờ huấn luyện cho các lực lượng du kích Afghanistan về hoạt động gián điệp chỉ đơn thuần phục vụ các mục đích chống phá chính quyền ở Kabul. Đúng vậy, Trung Quốc đã lợi dụng, đã khai thác các thành viên trong lực lượng kháng chiến qua các hoạt động thâm nhập đơn phương.

Theo kinh nghiệm thực tiễn, Cục II sẽ tuyển dụng một số du kích mà họ đã huấn luyện làm các điệp viên bí mật của họ. Rồi đây một số trong những người này, có thể sẽ giữ những địa vị có ý nghĩa nào đó trong chính phủ mới được thành lập do những thắng lợi của họ sau này.

Các viên chức chính phủ Afganistan tin rằng phong trào đã bị Trung Quốc khai thác lợi dụng vào các mục đích gián điệp của họ trong đó Bộ An ninh quốc gia cũng có phần tin tình báo cho mình.

Theo P.V (tổng hợp)
PetroTimes