1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa

Xin trích giới thiệu các chương trong cuốn "Các cơ quan đặc biệt Trung Quốc" của Nicholas Eftimiades để bạn đọc tham khảo. Những tư liệu này tuy đã cũ nhưng nhiều nội dung vẫn có giá trị thời sự.

Các chương trong cuốn "Các cơ quan đặc biệt Trung Quốc" của Nicholas Eftimiades - người có 10 năm hoạt động tình báo cho CIA và cơ quan phản gián Bộ Ngoại giao, sau đó là nhà phân tích về hoạt động gián điệp của cơ quan tình báo quân đội, sĩ quan dự bị của hải quân Mỹ. Hiện nay, Nicholas Eftimiades sinh sống tại London.

Nghiên cứu nổi tiếng nhất của ông là "Hoạt động tình báo của Trung Quốc" (1994).

Cuốn chuyên khảo của ông có nhan đề "Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đang bước lên vũ đài quốc tế" giành danh hiệu tác phẩm nghiên cưu về tình báo hay nhất năm 1992 của Trung tâm nghiên cứu tình báo quốc gia.

PetroTimes xin trích giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Những tư liệu này tuy đã cũ nhưng nhiều nội dung vẫn có giá trị thời sự.

***

Phương pháp tuyển mộ điệp viên

Bộ An ninh quốc gia thích tuyển mộ điệp viên ngay tại Trung Quốc. Việc tuyển mộ người nước ngoài trên lãnh địa của mình là một giải pháp an toàn hơn và hữu hiệu hơn của nghề gián điệp. Những cái lợi trước tiên chủ yếu đó là quá trình tuyển mộ diễn ra trong một môi trường an toàn đối với sĩ quan phụ trách một khi thiếu lực lượng hỗ trợ lại bị đối tượng tuyển mộ khước từ thẳng thừng. Các cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc thường sử dụng các biện pháp tuyển mộ điệp viên bằng tài chính và bằng ảnh hưởng. Đối tượng lựa chọn là số đông khách nước ngoài tới thăm Trung Quốc. Hầu như các biện pháp tuyển mộ của Bộ An ninh quốc gia đều rất thô thiển theo khuôn mẫu của các cơ quan tình báo phương Tây. Ví dụ, có mấy người phương Tây đã từng ngồi tù tại Trung Quốc đã kể lại rằng chính quyền này có nói họ sẽ trả lại tự do để về nước và phải hứa sau này sẽ làm việc cho họ.

Cái lợi thứ hai của việc tiến hành tuyển mộ điệp viên tại nước mình là tiết kiệm được các khoản chi tiêu của sĩ quan chịu trách nhiệm và gia đình họ ở nước ngoài. Hơn nữa, phương pháp này về cơ bản được coi là an toàn trước các lực lượng phản gián nước ngoài. Mặt khác, vì những cán bộ giám sát các nhà ngoại giao tại Trung Quốc của Bộ An ninh quốc gia đều hết sức cần mẫn, chỉnh chu nên các cơ quan tình báo nước ngoài ít có cơ hội lựa chọn, tuyển mộ. Các hoạt động thù địch cũng không thể là chuyên gửi tới Trung Quốc một số điệp viên khiêu khích vì sẽ có những nguy hại cho việc gây ra.

Tại Trung Quốc, các hoạt động tuyển mộ người nước ngoài bao gồm hàng loạt đối tượng như nhà ngoại giao, các quan chức chính phủ, các học giả, nhà báo và nhà kinh doanh. Việc Bộ An ninh quốc gia tuyển mộ những người này để tiến hành các hoạt động gián điệp chống lại chính phủ nước mình, gây tác động lên các sự kiện quốc tế nhân danh Trung Quốc hoặc cung cấp các cơ hội làm tình báo thương mại, thu thập các công nghệ tiên tiến còn đang bị hạn chế. Bộ An ninh quốc gia và Tổng cục tình báo quốc phòng Trung Quốc mời các học giả nước ngoài vào Trung Quốc giảng bài hoặc tham gia hội thảo do các ủy viên nghiên cứu chủ trì. Toàn bộ các chi phí cho chuyến đi thăm, giảng bài của các diễn giả và gia đình họ thường do các cơ quan tình báo Trung Quốc chi trả. Kế hoạch hoạt động của các chuyên gia, học giả tới đây thường bao gồm giảng bài, hội thảo, du lịch và tham dự các buổi chiêu đãi. Chủ đích của cái thời biểu chặt chẽ và khắc nghiệt này là làm sao đánh đổ được đối tượng tuyển dụng cả về mặt thể xác lẫn tâm linh. Khách được khuyến khích, nài ép uống càng nhiều rượu càng tốt. Mục tiêu sau đó là sự tiếp cận hơn nữa về con người và quan hệ bí mật.
 
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Các nhà bác học và chuyên gia là các mục tiêu béo bở của các cơ quan tình báo Trung Quốc với hai lý do sau:

1. Họ có những hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực mà Bộ An ninh quốc gia và Tổng cục tình báo Quân đội quan tâm.

2. Họ rất có giá trị đối với những nhà vạch đường lối, chính sách Trung Quốc và những mục tiêu tuyển mộ có triển vọng. Ở lĩnh vực thứ nhất, đó là nhu cầu moi tin ít tế nhị vì những người này đến Trung Quốc với một mong muốn được giới thiệu với nước chủ nhà một chuyên đề cụ thể, chi tiết, ở lĩnh vực thứ hai là nhu cầu về một giải pháp tinh tế hơn, khéo léo hơn. Đây là một mục tiêu tình báo khác phải thông qua các học giả nước ngoài tới thăm Trung Quốc để hoàn thành, đó là việc thuyết phục, vận động cho những người này để họ được bầu vào những vị trí có khả năng gây ảnh hưởng tới những người vạch đường lối, chính sách tại nước họ.

Hơn nữa, qua việc tài trợ cho những chuyến đi giảng bài ngắn ngủi này, các cơ quan tình báo của Trung Quốc đã nhằm vào các nhà bác học đã tham dự vào các chương trình trao đổi học thuật này. Ví dụ, vào những năm cuối thập kỉ 80, giáo sư Mỹ Larry Engelmann đã sang giảng bài ở Đại học Nam Kinh do Đại Học John Hopkins tài trợ. Một trong những sinh viên của Engelmann, cô Xu Maihong đã yêu ông và tiết lộ rằng cô ta và vài sinh viên khác là sĩ quan tình báo của Quân giải phóng nhân dân. Họ có nhiệm vụ là phải học tốt tiếng Anh và theo dõi mọi hoạt động của các học giả và sinh viên Mỹ để chuẩn bị được biệt phát ra hoạt động ở nước ngoài. Cô Xu đã nói với Engelmann rằng mọi thư tín và bưu phẩm gửi đến đều bị kiểm tra và Quân giải phóng đã kiểm thính các cuộc điện đàm của các giáo sư Mỹ đang cư trú tại đây.

Nói chung, kế hoạch tuyển mộ các phóng viên nước ngoài đang sống tại Trung Quốc của Bộ An ninh quốc gia tựa như đã làm với các học giả tới thăm. Ví dụ, khá nhiều phóng viên đã để lộ tin mật qua các cuộc điện đàm. Phương pháp này đã được sử dụng vào 2/1992 đối với Cutherne Sampson, phóng viên của tờ Times London:

Tôi vừa gặp một người, anh ta tự xưng là một sĩ quan quân đội Trung Quốc. Anh ta nói rằng: "Cháu trai tôi muốn ra nước ngoài học tập và mẹ cháu đã yêu cầu tôi giúp cháu một ít tiền. Tôi tự hỏi phải kiếm tiền như thế nào đây trong khi bản thân tôi chỉ là một sĩ quan xoàng xĩnh. Và cuối cùng tôi đã nghĩ ra một cách để kiếm chút tiền. Đó là việc bán một chút bí mật quốc gia".

***

Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đã chĩa vào những phần tử hoạt động tích cực đòi dân chủ, trong đó có trường hợp của Larry Wu-tai Chin. Chin thú nhận là đã cung cấp cho Bộ Công an tiểu sử của Victoria Loo, một cộng tác viên của CIA. Mục tiêu khởi đầu của ông ta là giúp Bộ Công an tìm ra địa chỉ của người anh em của Loo ở Trung Quốc, từ đó có thể tiến bước trong quá trình tuyển mộ lại một viên chức của CIA.

Bộ An ninh quốc gia đã sử dụng hàng loạt biện pháp để tiến hành tuyển mộ, huấn luyện và triển khai công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp bí mật. Qua đây cho thấy, hàng loạt học giả, sinh viên Trung Quốc được tuyển mộ và trở thành những điệp viên cấp thấp. Việc tuyển dụng được quy thành hai loại: điệp viên dài hạn và điệp viên ngắn hạn.

Những điệp viên dài hạn được gọi theo tiếng lóng của Bộ An ninh quốc gia là "cá chìm". Những người này sau khi được tuyển dụng vẫn sẽ nằm yên không hoạt động cho tới cái thời điểm cần đến họ. Dưới đây sẽ kể về việc tuyển mộ và triển khai một điệp viên loại này như thế nào.

Một công dân Trung Quốc được các sĩ quan Bộ An ninh quốc gia cấp tỉnh tuyển mộ thành điệp viên cấp thấp. Người này có học vị giáo sư cấp hai trong một ngành khoa học mũi nhọn. Quá trình tuyển mộ đã diễn ra 6 tháng trước khi được đi Hoa Kỳ để học lên. Một thủ trưởng đơn vị nói ông công công tác đã báo cho ông biết sẽ có hai cán bộ của Cục ngoại vụ tỉnh đến thăm ông.

Lần gặp gỡ thứ nhất kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ đã thảo luận khái quát về khóa học dự kiến ở nước ngoài. Hai vị cán bộ này đã nhấn mạnh rằng, kế hoạch của ông sẽ ổn thỏa cả và rằng họ quan tâm duy nhất tới sự an toàn và thoải mái của toàn hộ học viên sang phương Tây học tập. Họ sẽ đưa ra những đề nghị trợ giúp, nếu có vấn đề hành chính thủ tục nào có trở ngại. Hai vị này nhấn mạnh rằng họ biết rõ ông là một học giả tốt và có phẩm chất cá nhân trội vượt.

Mấy tuần lễ sau, người này được triệu lên (qua điện thoại) phòng làm việc của hai cán bộ này trong thành phố. Tại đây đã không có dấu hiệu xác minh nào từ bên ngoài. Suốt trong buổi thảo luận kéo dài đến hai tiếng đồng hồ, các đại diện này một lần nữa nói rằng họ luôn quan tâm tới hạnh phúc của ông và đảm bảo với ông công việc chuẩn bị đi nghiên cứu ở nước ngoài đang diễn ra suôn sẻ. Họ cũng đã nhắc nhở ông phải "luôn nhớ tới gia đình, Đảng cộng sản và đất nước mình". Khi còn ở nước ngoài, người điệp viên có hy vọng được tuyển lựa này được khuyến khích hoàn thành tốt chương trình nghiên cứu và tiến hành các cuộc tiếp xúc ở cấp cao có thể có được. Rằng kiến thức học được ở nước ngoài sẽ rất hữu ích cho Trung Quốc. Họ cũng đã kể với ông về mấy nhà bác học Trung Quốc nổi tiếng, lỗi lạc đã từ nước ngoài trở về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm: nhà vật lí thiên văn Tiền Học Sâm (ông Tiền Học Sâm trong thế chiến II là đại tá quân đội Hoa Kỳ. Trong những năm 1950, ông bị điều tra về quan hệ của ông với Đảng cộng sản. Năm 1939, ông đã trở về Trung Quốc để bắt tay vào chương trình không gian của ông).

Các viên chức này yêu cầu ông ta khẳng định khả năng một trường đại học Mỹ nhận ông sang học (vì ông đang chờ đợi kết quả của một đơn xin học). Sau lần gặp gỡ thứ hai này, ông bắt đầu có phần nghi ngờ động cơ thực sự của những đại diện "Cục ngoại vụ" này. Dựa vào những gì mà họ kể với ông về hoàn cảnh học hành trước đây của họ, ông đã từng bước lần ra chỗ ở cũng như trao đổi tìm hiểu qua những đồng nghiệp và bạn học cũ của họ. Cuối cùng đã có được kết luận là họ vốn là những nhân viên của Bộ An ninh quốc gia.

Khi ông giáo sư nhận được một suất học bổng, ông liền chính thức thông báo cho các quan chức này biết. Như mệnh lệnh, ông lại bị triệu lên để thảo luận lần thứ ba. Họ hỏi ông rằng nếu như mọi chương trình, kế hoạch của ông diễn ra suôn sẻ thì không có chuyện gì phức tạp, song nếu xảy ra việc gì đó, thì họ sẽ không thể giúp gì cho ông được, ông thấy thế nào. Vấn đề khác nữa là ông giáo sư được hỏi liệu ông có tán thành quan điểm chính thức về Trung Quốc, về Đảng cộng sản và về sự kiện Thiên An Môn không. Ông đã trả lời một cách chắc chắn và quả quyết về tất cả những câu hỏi thẩm tra này vì ông sợ nếu khác đi sẽ không được phép xuất ngoại. Tiếp đó là kế hoạch gặp gỡ lần thứ tư: một khóa huấn luyện hai tuần ở Bắc Kinh.

(Còn tiếp)

P.V (tổng hợp)
PetroTimes