Vợ chồng “hỗn chiến”

Những lúc xung đột mà bị chồng đẩy ngã, kiểu gì Nga cũng quay lại “tặng” chồng một cái bạt tai. Nếu Minh - chồng Nga nhanh chân bỏ đi chỗ khác thì hòa bình sớm được thiết lập bằng đẩy vợ mạnh hơn thì Nga phản ứng bằng cách cắn vào tay chồng.

 
Vợ chồng “hỗn chiến”  - 1


Màn đấu đá chân tay được kết hợp với màn “khẩu chiến”, có khi kéo dài vài chục phút và chỉ kết thúc khi Nga mệt quá, phải ngồi nghỉ để khóc.

 

Có ăn, có học tử tế nhưng khi “máu nóng bốc lên đỉnh đầu”, Nga và chồng sẵn sàng lao vào nhau “chiến đấu”. Minh nóng tính nên cứ tức lên là anh dúi đầu, dúi cổ vợ, Nga cũng dùng cách “đầu bò đầu bướu” để đáp lại. Có lần vợ chồng “hăng” tới mức hàng xóm phải sang tận nơi mới tách hai người ra được.

 

Không biết bao lần, vợ chồng Nga đã phải hứa trước toàn thể gia đình rằng sẽ không tái diễn chuyện “đánh nhau” nhưng được một thời gian, đâu lại vào đó.

 

Cùng cảnh, Lan (Bình Dương) có thể vơ bất kỳ một đồ vật nào trong nhà để đáp trả lại thói vũ phu của chồng. Nếu chồng nổi đóa, lia cốc chén về phía Lan thì cô cũng phải vớ một cái gì đó để ném về phía chồng. “Sao đàn ông tự cho mình cái quyền đánh vợ, còn phụ nữ thì không? Mình chỉ đáp trả khi anh ấy khiêu chiến thôi” - Lan lý giải.

 

Bình thường, vợ chồng Lan khá hiền lành và ăn nói nhỏ nhẹ, chẳng ai tin lúc “nổi điên”, họ không ngần ngại ném vào nhau những lời khó nghe, thậm chí dùng cả vũ lực như thế. “Cứ coi thường bạo lực gia đình nhưng không ngờ, có lúc mình phải dùng đến nó. Mình có cảm giác tiếc nuối vô cùng sự tôn trọng mà vợ chồng dành cho nhau bấy lâu” - Lan cho biết.

 

Lần đầu tiên bị chồng đánh và chửi, Lan buồn bã, ngồi khóc cả đêm. Những lần sau đó, cô quyết tâm không chịu “lép vế” với chồng.

 

Mới cư xử thô bạo với chồng, Lan cũng thấy xấu hổ với bản thân nhưng đến hai, ba lần như thế, cô thành quen… “Anh ta đánh mình thì mình cũng tìm cách đánh lại. Nhịn mãi chịu sao nổi” - Lan kết luận.

 

Giải pháp “NATO” (Not Action Talk Only) - Chỉ đối thoại không “động thủ”

 

Nhiều phụ nữ chưa hề biết nói bậy nhưng khi ức chế do cãi vã với chồng, họ không ngại “cho” chồng những lời khó nghe nhất. Cao điểm hơn, chị em còn sẵn sàng “hành hung” chồng. Các nguyên nhân của trường hợp này thường là do người vợ bất mãn trước hành vi sai trái của chồng nên muốn hành động ngược lại.

 

Thói quen chửi rủa, đánh đập lẫn nhau nếu đã có lần 1 thì dễ dàng xảy đến trong lần 2. Một khi chuyện “trả đũa” chồng đã được coi là hành vi bình thường thì vợ chồng sẽ không còn sự tôn trọng dành cho nhau.

 

Do đó, mỗi người trong cuộc nên tìm học cách “chiến tranh” ôn hòa: Tức là nếu chồng giận thì vợ “nhún” đi một chút và ngược lại nếu vợ giận thì chồng cũng nhường đi một ít. Trường hợp phải chung sống với những anh chồng nóng tính lại cục cằn, nếu giữ tính ngang bướng thì phần thiệt thòi sẽ nghiêng hẳn về phía vợ.

 

Cho dù người vợ có khỏe mạnh, to lớn đến mấy cũng không dễ để “đàn áp” chồng. Chưa kể đàn ông thường nóng tính nên nếu bị kích động, anh ta dễ dàng ra tay thô bạo hơn.

 

Chồng xúc phạm vợ, vợ cũng quyết không “kém cạnh” thì sự tổn thương tâm lý sẽ rất sâu sắc. Không ít người vợ sau khi đã “lỡ miệng” với chồng thường ân hận, muốn làm lành với chồng nhưng người chồng vì tự ái nên không tha thứ cho vợ.

 

Ngay từ đầu, vợ chồng nên học cách chung sống với nhau trong sự tôn trọng. Chuyện vợ chồng “va chạm” là điều không thể tránh nhưng nếu khoanh vùng được những giới hạn thì vợ chồng sẽ biết cách xử sự tốt hơn; chẳng hạn, vợ chồng có thể giao ước với nhau ngay từ đầu là dù nóng đến mấy cũng không được chửi bới hoặc đánh đập nhau.

 

Khi căng thẳng cao độ, vợ chồng nên nhường nhau hoặc xa nhau tạm thời, khi nào “nguội”, vợ chồng cùng tranh luận tiếp. Nói thì đơn giản nhưng để thực hiện được điều này cần sự nỗ lực từ hai phía, nhất là người vợ. 

 

Theo Ngọc Bình

Mẹ và bé

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm