Nuôi dạy "con một", có khó không?

Được là con một có thể là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề có thể nảy sinh về mặt tâm lý từ những đứa con "độc nhất vô nhị" này.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh để có thể thành công nuôi dạy đứa con của mình.

Nuôi dạy con một, có khó không? - 1

Tránh việc nuông chiều con cái thái quá

Một trong những sai lầm các bậc cha mẹ hay mắc phải chính là tạo quá nhiều điều kiện cho đứa con duy nhất của mình. Điều này sẽ dễ dàng hơn chúng có anh chị em để chia sẻ tình yêu và sự quan tâm, bạn sẽ không phải lo lắng trong việc chi quá nhiều tiền cho một đứa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những giới hạn cho bản thân để không chạm được đến mức độ "nuông chiều" con cái. Hãy đặt ra số lượng tiêu chuẩn cho đồ chơi hàng tháng hoặc số tiền bạn sẽ chi cho sở thích của con. Ngoài ra, cách tốt hơn là bạn dạy con tự mình cố gắng đạt được thứ mình muốn. Nếu chúng thích chơi điện tử, hãy "trả lương" cho con mỗi lần chúng hoàn thành việc nhà, để tự giác tích góp tiền và mua cho mình đồ chơi mong muốn. Việc này vừa giúp con bắt đầu có những thói quen tự lập, vừa cho con biết trân trọng những đồng tiền mà mình làm ra.

Đừng cư xử với con như chúng là người lớn

Với chỉ một đứa con trong nhà, chúng dường như lớn lên rất nhanh, khiến cho cha mẹ dễ dàng bắt đầu đối xử với chúng như những người lớn. Trong khoảng tuổi từ 8 đến 9, trẻ con thường có những dấu hiệu của sự trưởng thành. Tuy nhiên, chúng mới đang ở giai đoạn "bắt chước" và chưa hề có ý niệm gì về việc trở thành một người lớn, vì vậy, cha mẹ vẫn cần đối xử với con như những đứa trẻ khác. Chúng ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con để rồi trách móc và chỉ trích chúng vì chưa thể đạt được những tiêu chuẩn của người lớn. Đôi khi, bạn cần thông cảm cho những hành động theo bản năng của con và dần dần dạy dỗ chúng trưởng thành. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không tin tưởng con cái, hãy ủng hộ con trên những chặng đường con chọn và hỗ trợ chúng mỗi khi cần.

Tạo cơ hội cho con kết nối với nhiều bạn bè

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những đứa con một thường kém hơn trong việc xử lí những mâu thuẫn. Bởi lẽ, chúng không hay được đối mặt với những tình huống tương tự như những đứa trẻ có anh chị em khác. Vì vậy, việc để trẻ có cơ hội giao lưu với bạn bè bên ngoài là điều vô cùng cần thiết. Cha mẹ cũng nên để con cái của mình tự giải quyết những mẫu thuẫn khi có thể. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng xã hội một cách nhanh chóng hơn. Đôi khi, các bậc phụ huynh thường muốn bảo vệ con mình bằng cách can thiệp vào những mối quan hệ của chúng khi thấy những dấu hiệu của sự "tổn thương". Tuy nhiên, đây chưa bao giờ là một cách hay. Hãy là người đứng sau, đưa ra những lời khuyên để con tự mình trưởng thành, chỉ khi vấn đề ngoài tầm kiểm soát của con, bạn mới nên đi sâu vào.

Đặt ra những kì vọng phù hợp

Khi chúng ta chỉ nuôi dạy một đứa con, những hy vọng và ước mơ đều được gói ghém vào trong đứa trẻ đó, mong muốn chúng thật thành công để làm cha mẹ "nở mày nở mặt". Tuy nhiên, sự thật là chúng không phải bạn. Những đứa trẻ ấy có cho riêng mình cá tính, sở thích, tài năng và khả năng nhất định, có thể giống hoặc khác biệt hoàn toàn so với bạn. Bạn nên trân trọng những điều đặc biệt đó, thay vì áp đặt những gì "của bạn" cho chúng. Kỳ vọng vào một đứa trẻ thích đánh đàn phải trở thành một cầu thủ bóng đá là hoàn toàn viển vông. Với một đứa trẻ, đừng đặt lên vài chúng những áp lực mà chính cha mẹ chúng ta còn chẳng thể nào gánh chịu được.

Nuôi dạy con một, có khó không? - 2

Dạy trẻ tính trách nhiệm bằng cách đưa cho chúng việc nhà

Có con một sẽ khiến bạn cảm thấy khối lượng việc nhà trở nên dễ dàng hơn khi chỉ phải dọn dẹp "bãi chiến trường" của một người. Dù sự thật là như vậy, nhưng bạn vẫn nên để con cái của mình tham gia vào những công việc nhà, giúp đỡ bạn và chính bản thân chúng. Hãy dạy con cách cất đồ chơi vào đúng chỗ sau khi chơi xong, hay phải biết tự mình dọn hoặc báo cho bố mẹ khi có lỡ làm bẩn sàn nhà khi vô ý nô đùa. Từ đó, trẻ sẽ học được tính có trách nhiệm với bản thân và việc làm của mình. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào đó là các phần thưởng để cho con thêm động lực làm việc chăm chỉ hơn, vừa vui vẻ vừa ý nghĩa.

Theo Quỳnh Nguyễn
VOV.VN