Nghệ An:

Ngày đàn ông cả làng... vào bếp

(Dân trí) - Trong khi các chị phụ nữ ngồi hàn huyên tâm sự hay tham gia các trò chơi dân gian thì đàn ông cả làng tất bật với củi lửa, bếp núc. Bữa cơm thịnh soạn do các ông chồng thực hiện như một lời cảm ơn đến những người phụ nữ của mình.

Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.

Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.


Không mít tinh rình rang, không cần phải quà cáp hay những bó hoa, những người đàn ông chân chất quê tôi chọn cách riêng để tri ân người vợ, người mẹ của mình – tự tay tổ chức một bữa cơm tập thể cho phụ nữ cả làng.

Sáng ngày 20/10, ông trưởng xóm, bí thư chi bộ dẫn đầu đoàn quân đi chợ, tự tay lựa chọn thực phẩm, gia vị để tổ chức nấu bữa cơm chiều tại nhà văn hóa xóm. “Thực đơn có gà luộc, thịt ngan nấu giả cầy, đặc biệt, chúng tôi sẽ đãi chị em bón bún chả nướng. Kinh phí thực hiện bữa tiệc này ông chồng thống nhất mỗi thành viên góp 100 nghìn đồng, nếu chưa đủ quỹ xóm hỗ trợ thêm. Ngày này, chị em không phải làm gì cả, từ khâu chuẩn bị đến dọn rửa đều do cánh đàn ông chúng tôi lo tất”, ông Hoàng Văn Lục - xóm trưởng xóm Khoa Đà 2 (Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) hồ hởi khoe.

2h chiều, mặc kệ nắng đang gay gắt trên đầu, đàn ông trong xóm đã tập trung đầy đủ tại nhà văn hóa xóm. Không phải làm gì nhưng cánh phụ nữ cũng kéo đến để động viên tinh thần. Hơn chục con gà, ngan được làm trong nháy mắt. Chỗ này các ông thao tác thuần thục khâu ướp gia vị cho món chả nướng, chỗ khác các ông xúm tay vào rửa bát. Tiếng dao chặt, tiếng cười đùa râm ran.

Chẳng mấy chốc, 20 mâm cỗ đã hoàn thành. Các mẹ giúp một tay chuẩn bị đồ chấm, các ông tất bật dọn cỗ. Bàn tay chỉ quen cầm cuốc, cầm cày nay tỉ mẩn trải khăn bàn, trang trí từng đĩa thức ăn. Bà Hoàng Thị Thuyên chia sẻ: “Chỉ cần một năm các ông tự tay vào bếp tổ chức cho chị em bữa ăn như thế này cũng đủ phấn khởi lắm rồi. Người dân quê không quen thể hiện tình cảm, dù là khi ở nhà.

Nhiều gia đình vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng việc bếp núc là của đàn bà. Đối với chúng tôi, không cần phải có bữa cơm thịnh soạn, cầu kỳ nhưng được ăn bữa cơm do chính tay chồng mình chuẩn bị thì vui lắm. Cái quan trọng là các ông hiểu và chia sẻ cho vợ mình những vất vả đối với những công việc không tên cùa người phụ nữ”.

Mâm cỗ được dọn ra, mọi người kéo nhau ra sân thể thao. Lúc này, các bà vợ trở thành những vận động viên, các đức ông chồng trở thành những cổ động viên cuồng nhiệt. Phụ nữ trong xóm chia thành 2 đội, tổ chức kéo co. Tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả xóm nhỏ.

Được ăn bữa cơm do chính tay chồng minh chuẩn bị, niềm vui nhỏ bé đó không phải người phụ nữ nào cũng có được. Dẫu rằng một năm chỉ có một ngày nhưng hơn hết đó là sự sẻ chia của những người chồng đối với công việc không tên của vợ, là sự thấu hiểu những vất vả thầm lặng của người phụ nữ trong gia đình.

Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.
Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.
Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.
Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.
Các ông chồng vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho những người phụ nữ trong làng.

Trong ngày trọng đại này, mọi công việc bếp núc từ rửa bát đến nấu nướng đều do các ông chồng đảm trách.

Các chị vui chơi thể thao trong sự cổ vũ nhiệt tình từ chồng mình.

Các chị vui chơi thể thao trong sự cổ vũ nhiệt tình từ chồng mình.
Các chị vui chơi thể thao trong sự cổ vũ nhiệt tình từ chồng mình.
Các chị vui chơi thể thao trong sự cổ vũ nhiệt tình từ chồng mình.

Một bữa cơm thấm đẫm tình làng nghĩa xóm và hơn hết là sự thấu hiểu, sẻ chia của những người chồng, người cha đối với sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ trong gia đình.


Hoàng Lam