Mối tình hạnh phúc với người "vợ nhặt" sau 47 năm chung sống

(Dân trí) - 47 năm về trước, họ tình cờ gặp nhau ở bãi rác, tranh phần nhặt rác nhiều lần nên đi đến quyết định về cùng một nhà để đỡ phải tranh nhau.

Bộ ảnh cưới của một cặp vợ chồng già gần 80 tuổi sinh sống trên sông được nhiếp ảnh gia Hải Lê Cao thực hiện đang gây chú ý với gần 15 nghìn lượt like và 3 nghìn lượt chia sẻ sau vài giờ đăng tải. Ông bà đã có với nhau 47 năm hạnh phúc.
Bộ ảnh cưới của một cặp vợ chồng già gần 80 tuổi sinh sống trên sông được nhiếp ảnh gia Hải Lê Cao thực hiện đang gây chú ý với gần 15 nghìn lượt like và 3 nghìn lượt chia sẻ sau vài giờ đăng tải. Ông bà đã có với nhau 47 năm hạnh phúc.
Ông Thành là người dân tộc thiểu số, bà người Thái Bình, cả hai đều mồ côi cha mẹ. 47 năm về trước, họ tình cờ gặp nhau ở bãi rác, nhặt tranh của nhau nhiều nên đi đến quyết định về cùng một nhà để đỡ phải tranh nhau.
Ông Thành là người dân tộc thiểu số, bà người Thái Bình, cả hai đều mồ côi cha mẹ. 47 năm về trước, họ tình cờ gặp nhau ở bãi rác, nhặt tranh của nhau nhiều nên đi đến quyết định về cùng một nhà để đỡ phải tranh nhau.
Sống ven sông, ông Thanh hay đi vớt xác người trôi sông, người dân đặt cho ông biệt danh là ăn tranh của hà bá. Cứ thế đến nay, ông bà coi túp lều đơn sơ dựng trên sông là ngôi nhà, là chốn đi về của mình.
Sống ven sông, ông Thanh hay đi vớt xác người trôi sông, người dân đặt cho ông biệt danh là "ăn tranh của hà bá". Cứ thế đến nay, ông bà coi túp lều đơn sơ dựng trên sông là ngôi nhà, là chốn đi về của mình.
Sức khỏe bà yếu nên ông chăm chỉ đi sớm về muộn nhặt rác để mưu sinh.
Sức khỏe bà yếu nên ông chăm chỉ đi sớm về muộn nhặt rác để mưu sinh.
Căn nhà trên sông chẳng có cái gì đáng giá, nhưng không bao giờ thiếu 2 chiếc điếu cày, ông 1 cái bà 1 cái vì ông bảo: “đỡ phải tranh nhau!”.
Căn nhà trên sông chẳng có cái gì đáng giá, nhưng không bao giờ thiếu 2 chiếc điếu cày, ông 1 cái bà 1 cái vì ông bảo: “đỡ phải tranh nhau!”.
Để kỷ niệm “ngày cưới”, ông xăm ngày hai người gặp nhau lên tay. Không cưới không hỏi, ông bà cứ thế sống với nhau đến nay là 47 năm rồi, phiêu bạt nhiều nơi nhưng đến bãi giữa sông Hồng thì được ở lại.
Để kỷ niệm “ngày cưới”, ông xăm ngày hai người gặp nhau lên tay. Không cưới không hỏi, ông bà cứ thế sống với nhau đến nay là 47 năm rồi, phiêu bạt nhiều nơi nhưng đến bãi giữa sông Hồng thì được ở lại.
Đến nay khi tuổi đã xế chiều, ông bà chỉ thích có người đến thăm cho đỡ buồn và cũng chưa một lần dám mơ đến đám cưới.
Đến nay khi tuổi đã xế chiều, ông bà chỉ thích có người đến thăm cho đỡ buồn và cũng chưa một lần dám mơ đến đám cưới.
Nhiếp ảnh gia Hải Lê Cao cho biết phải lặn lội tới hai lần, anh mới có thể nhận được sự đồng ý của hai nhân vật chính để thực hiện bộ ảnh cưới đặc biệt này.
Nhiếp ảnh gia Hải Lê Cao cho biết phải lặn lội tới hai lần, anh mới có thể nhận được sự đồng ý của hai nhân vật chính để thực hiện bộ ảnh cưới đặc biệt này.

Tác giả của bộ ảnh trên – “Tôi xin phép được gọi đây là một chuyện tình thế kỷ bởi quãng đường dài mà ông bà đã đi bên nhau. Được ghi lại hình ảnh về đám cưới – điều mà ông Thành luôn ấp ủ muốn làm cho người vợ của mình, đối với tôi, đó là cả một sự may mắn. Đứng đối diện với họ, tôi lại thêm một lần nữa phải thay đổi suy nghĩ về cái gọi là định nghĩa tình yêu và hạnh phúc”
Tác giả của bộ ảnh trên – “Tôi xin phép được gọi đây là một chuyện tình thế kỷ bởi quãng đường dài mà ông bà đã đi bên nhau. Được ghi lại hình ảnh về đám cưới – điều mà ông Thành luôn ấp ủ muốn làm cho người vợ của mình, đối với tôi, đó là cả một sự may mắn. Đứng đối diện với họ, tôi lại thêm một lần nữa phải thay đổi suy nghĩ về cái gọi là định nghĩa tình yêu và hạnh phúc”
Mối tình hạnh phúc với người "vợ nhặt" sau 47 năm chung sống - 10
Mối tình hạnh phúc với người "vợ nhặt" sau 47 năm chung sống - 11

M.C

Ảnh: Hai Le Cao