Mất cảm xúc yêu

Huyền Anh

(Dân trí) - Một số người thực sự “không cần yêu đương lãng mạn” như họ khẳng định, nhưng với một số khác, lý do họ không yêu có thể xuất phát từ sâu hơn chứ không phải việc “không có ai đủ tốt quanh tôi”.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Brightside, 20% người độc thân chưa bao giờ thực sự yêu. Điều đó có nghĩa là nếu bạn quen biết 5 người độc thân, bạn rất có thể biết ít nhất một người chưa yêu bao giờ.

Một số người thực sự “không cần yêu đương lãng mạn” như họ khẳng định, nhưng với một số khác, lý do họ không yêu có thể xuất phát từ sâu hơn chứ không phải việc “không có ai đủ tốt quanh tôi”.

Các nhà tâm lý đưa ra nhiều lý do khác nhau cho hiện tượng “không yêu ai”. Ví dụ, bạn có thể có lòng tự trọng thấp. Bạn không tin rằng ai đó có thể yêu mình, và điều đó cũng là rảo cản ngăn bạn bước vào yêu.

Một lý do khác cho tình cảnh không mảnh tình vắt vai có thể là chủ nghĩa hoàn hảo. Bạn có hình ảnh lý tưởng trong đầu về đối tác tương lai và không cho ai một cơ hội đến với mình nếu họ không phù hợp với hình ảnh này. Kỳ vọng quá cao của bạn ngăn cản bạn yêu những người “không đủ tốt”.

Nhưng còn một nguyên nhân khác: Bạn sợ gần gũi, hay còn được khoa học gọi là chứng "chống đối phụ thuộc".

Một số dấu hiệu của chứng này bao gồm:

- Gặp khó khăn khi gần gũi mọi người

- Đẩy người cố tình đến gần mình ra xa

- Lo lắng/ trốn tránh các mối quan hệ thân mật

- Thường xuyên cảm thấy sợ mắc lỗi

- Cố gắng rất nhiều để trở nên hoàn hảo

- Hạn chế yêu cầu người khác giúp đỡ

- Luôn giữ cho mình bận rộn và không thể làm bất cứ điều gì

Những người này thường rất dè dặt: Họ cần nhiều không gian cá nhân và không thích bất kỳ ai xâm phạm không gian đó vì họ sợ bộc lộ sự yếu đuối, dễ bị tổn thương của mình.

Mất cảm xúc yêu - 1

Tuy nhiên, nhìn bên ngoài, trông họ khá “bình thường”: Họ tỏ ra tự tin, thành công và độc lập, rất cố gắng để trông mình theo hướng này. Họ cho thấy rằng họ không cần bất cứ ai, mặc dù điều này không hoàn toàn đúng. Bên trong, họ rất bất an, thiếu thốn và không thành công trong các mối quan hệ.

Giống như hầu hết các vấn đề tâm lý, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu. Họ có thể đã bộc lộ điểm yếu của mình trong quá khứ nhưng bị bỏ qua hoặc thậm chí bị đem ra làm trò cười.

Mất cảm xúc yêu - 2

Kết quả là, trẻ em học được rằng chúng chỉ nên tỏ ra mạnh mẽ và độc lập. Nguyên nhân phổ biến nhất của hành vi chống đối phụ thuộc là mất tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc lạm dụng trẻ em.

Đứa trẻ học cách liên kết sự gần gũi với sự từ chối và nỗi đau. Chấn thương của nó dạy nó rằng không an toàn khi tin tưởng bất cứ ai. Lớn lên đứa trẻ trở thành người ngại đến gần mọi người, ngại cởi mở. Trong những mối quan hệ lãng mạn cũng vậy, người chống đối phụ thuộc lảng tránh, ngăn bản thân yêu và đẩy những người cố gắng lại gần họ ra xa.

Một số người cảm thấy ổn theo cách của họ và không cần phải có tình yêu. Họ quyết định tập trung vào sự nghiệp hoặc các khía cạnh khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có những người tìm kiếm mối quan hệ yêu đương nhưng không thể làm gì với sự khước từ của chính mình.

Dưới đây là một số điều có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này:

- Tìm hiểu thêm về bản thân. Đọc sách, bài viết về tâm lý học, đặt câu hỏi và suy ngẫm về những kỷ niệm và cảm xúc của bạn. Bước đầu tiên là hiểu và chấp nhận vấn đề, sau đó, bạn có thể bắt tay vào giải quyết.

- Tham gia một nhóm hỗ trợ. Bạn có thể cố gắng khắc phục vấn đề này một mình, nhưng nên cố gắng nói về cảm xúc của mình và cởi mở hơn với người khác. Sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện điều này giữa những người gặp vấn đề tương tự với bạn. Bạn cũng có thể muốn tham gia một lớp học có thể giúp bạn học cách kiểm tra ranh giới của mình.

- Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Nếu cảm thấy khó tự làm, bạn có thể làm việc với bác sĩ chuyên khoa. Hãy nói với họ về vấn đề của bạn và họ sẽ giúp bạn tìm ra cốt lõi của vấn đề, vượt qua những cảm xúc bạn đang kìm nén.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm