Lựa chọn nhầm cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng

Cuộc sống hôn nhân khi vợ chồng tôi có thêm thành viên mới đã nảy sinh khá nhiều mâu thuẫn. Song, những lúc tranh luận với chồng, tôi lại lo lắng, nghĩ tới chuyện của bố mẹ ngày trước nên cuối cùng chọn cách im lặng.

Bố mẹ ly hôn khi tôi 10 tuổi. Tôi sống cùng bố ở quê, còn em trai nhỏ của tôi theo mẹ vào Nam sinh sống. Từ đó, rất nhiều ký ức của tôi là nỗi buồn phải xa cách mẹ và đứa em trai mà tôi yêu quý.

Bởi thế, khi trưởng thành hơn, tôi luôn tâm niệm rằng khi tôi kết hôn, tôi sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng để các con của mình không bao giờ phải chịu cảnh gia đình tan vỡ.

Tôi mang thai đứa con đầu lòng sau hơn một năm kết hôn. Cuộc sống hôn nhân khi vợ chồng tôi có thêm thành viên mới đã nảy sinh khá nhiều mâu thuẫn. Nhưng những lúc tranh luận với chồng, tôi lại lo lắng, nghĩ tới chuyện của bố mẹ ngày trước nên cuối cùng chọn cách im lặng.


Cô nhận ra từ trước đến nay đã lựa chọn nhầm cách xử lý mâu thuẫn

Cô nhận ra từ trước đến nay đã lựa chọn nhầm cách xử lý mâu thuẫn

Điều không thể chối bỏ đó là quyết định ly hôn của bố mẹ luôn ảnh hưởng tới tâm lý của tôi. Vì thế tôi nghĩ rằng việc im lặng của mình chính là một trong những cách khiến mọi việc trở nên tốt hơn, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Một lần, giữa tôi và chồng xảy ra mâu thuẫn, tôi nghe thấy anh nói với người bác họ của mình: “Cứ có chuyện là vợ cháu không chịu nói, càng ngày cháu càng thấy khó mà hiểu được cô ấy”. Tôi nhận ra trước giờ mình đã lựa chọn nhầm cách giải quyết mâu thuẫn.

Lúc xảy ra chuyện với chồng, điều tôi cần làm là nói lên suy nghĩ của bản thân sau khi đã im lặng, nhượng bộ. Tôi cần đưa ra ý kiến của mình về vấn đề gây ra mâu thuẫn. Thêm nữa là lắng nghe quan điểm của chồng để tìm được tiếng nói chung. Chỉ như vậy chồng mới có thể hiểu tôi hơn.

Vì thế, tôi quyết định chia tay sự im lặng kéo dài trước nay. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp vợ chồng tôi từ nay tránh được những hiểu lầm không đáng có để cuộc sống vui vẻ hơn.

Theo Thái Huệ
Phụ Nữ Việt Nam