Khô kiệt mọi thú vui vì tiết kiệm quá mức
Tháo vát, ôm đồm mọi việc hy vọng rằng chồng con sẽ vui sướng, biết ơn. Nhưng nhiều bà vợ lại không hiểu được rằng sự hy sinh thái quá khiến chồng con thấy mình như cây tầm gửi, mệt mỏi, nặng nề.
Quên bản thân
Ngày hội ngộ 10 năm tốt nghiệp Đại học, bạn bè ai nấy đều không thể nhận ra cô gái xinh xắn Trần Lê Minh (Đống Đa) ngày nào. Quần áo cũ kĩ như thể có từ thập niên trước, mái tóc rẽ ngôi giữa buộc túm ra đằng sau bằng cái chun. Gương mặt không trang điểm, chỉ bôi chút son càng lộ rõ những vết nhăn chằng chịt... Những người bạn thân xót xa hỏi thăm thì biết gia đình Minh không nghèo túng đến mức phải ăn mặc tuềnh toàng và không biết chăm sóc bản thân như thế. Nhưng xuất thân từ vùng quê nghèo nên khi lấy chồng, dù ở Hà Nội, có nhà riêng, hai vợ chồng đều có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, Minh vẫn giữ thói quen tiết kiệm như trước. Chị mua quần áo đẹp cho chồng nhưng mình thì tùng tiệm, nên dù mái tóc có xơ xác chị cũng không ra hàng chăm sóc, nhuộm uốn mà buộc túm thành củ hành sau gáy… cho mát.
Trong nhà, một mình chị cũng ôm đồm mọi việc, không thích chồng vào bếp vì hoang phí dầu mỡ, có lúc lại vỡ chén, bẹp xoong… tốn kém. Chồng đòi mua máy giặt Minh cũng không thích vì vừa tốn nước lại hại quần áo nên chị nai lưng ra giặt tay. Chồng con muốn đi ăn hàng chị cũng không cho vì đắt đỏ mà còn có nguy cơ bị đau bụng. Tiếc tiền, đương nhiên chị Minh không mua mĩ phẩm, dưỡng da duy nhất của chị chỉ là nước vo gạo và dưa chuột đắp mặt.
Lăn lộn vì chồng con, tiết kiệm triệt để, mới hơn 30 nhưng Minh trông như ngoài 40 tuổi. Đồng nghiệp khuyên bảo nên biết yêu lấy mình, kẻo chồng chán, chồng chê thì Minh chỉ cười xòa bảo: “Em đã hy sinh mọi thứ cho chồng con, sinh 2 đứa con khỏe mạnh. Chồng em về nhà sướng như vua, cơm ngon, nhà sạch, giường ấm. Làm gì có ai hầu như em. Bỏ làm sao được”.
Đau lòng… ngoại tình
Chỉ đến khi tận mắt thấy chồng và một phụ nữ lạ ôm nhau trong quán cà phê, Minh mới vật vã đau khổ. Trước hàng trăm câu hỏi chất vấn của vợ, anh Hưng - chồng Minh chỉ lặng câm hút thuốc. Cuối cùng, anh chỉ buông một câu: “Anh không yêu cầu em hy sinh mọi thứ cho anh. Bên cạnh em, anh giống như kẻ vô dụng, không có chân, có tay, không có tác dụng gì. Tình cảm vợ chồng cũng vì sự tiết kiệm của em mà thui chột. Anh không có cách nào khiến em thay đổi quan điểm được”.
Tâm sự với bè bạn, anh Hưng cũng tự trách giận mình để cho tình cảnh gia đình bị đẩy đến mức rạn nứt. “Vợ tôi vô cùng đảm đang, tôi luôn biết ơn cô ấy. Nhưng cũng không thể chịu được tính tiết kiệm đến mức khô kiệt mọi thú vui, ép tụt hết cảm hứng”.
“Làm sao có cảm hứng trước một bà vợ quần áo nhàu nhĩ, nét mặt cau có, động tác miễn cưỡng, thân thể cứng đờ. Trong khi đối với cô ấy, tôi được tâng bốc, được nghe những lời dịu dàng, ân cần, giường chiếu, chăn đệm luôn sạch tinh, thơm phức, đôi khi có ánh nến, tiếng nhạc du dương… Cô ấy luôn diện những bộ quần áo kích thích thị giác, khiến tôi luôn thấy cuốn hút, dạt dào cảm xúc. Tôi biết tôi có lỗi với vợ nhưng tôi không thể quay về”.
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, quan niệm sai lầm mà không ít phụ nữ mắc phải là hy sinh cho chồng con một cách vô điều kiện. Họ cứ cho rằng cơm bưng nước rót, nhà sạch, giường ấm, con ngoan là chồng sẽ vui vẻ nhận, sẽ biết ơn, sẽ “tôn thờ” vợ. Nhưng điều đó chỉ nuôi dưỡng tính ích kỷ, thói quen nhận sự hưởng thụ của đàn ông mà thôi. Đồng thời, vắt kiệt mình cho gia đình, người phụ nữ sẽ bỏ quên bản thân, không còn chăm sóc các thú vui của mình, cũng chẳng có thời gian, có sức lực để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn. Như vậy, chẳng bao lâu sẽ tụt hậu với chồng, không chỉ về hình thức, địa vị mà cả trí tuệ, tâm hồn. “Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi vợ (chồng) là bạn đời. Vì có chia sẻ, có giúp đỡ lẫn nhau, đồng điệu cùng nhau như những người bạn mới có thể duy trì hôn nhân đến đầu bạc răng long. Nhưng nếu mỗi người phát triển theo một hướng đến mức “ông chẳng bà chuộc” thì hôn nhân cũng không thể hạnh phúc. Người chồng chắc chắn sẽ tìm bạn tâm giao ngoài hôn nhân” - ông Hòa nhấn mạnh.
Ngày hội ngộ 10 năm tốt nghiệp Đại học, bạn bè ai nấy đều không thể nhận ra cô gái xinh xắn Trần Lê Minh (Đống Đa) ngày nào. Quần áo cũ kĩ như thể có từ thập niên trước, mái tóc rẽ ngôi giữa buộc túm ra đằng sau bằng cái chun. Gương mặt không trang điểm, chỉ bôi chút son càng lộ rõ những vết nhăn chằng chịt... Những người bạn thân xót xa hỏi thăm thì biết gia đình Minh không nghèo túng đến mức phải ăn mặc tuềnh toàng và không biết chăm sóc bản thân như thế. Nhưng xuất thân từ vùng quê nghèo nên khi lấy chồng, dù ở Hà Nội, có nhà riêng, hai vợ chồng đều có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, Minh vẫn giữ thói quen tiết kiệm như trước. Chị mua quần áo đẹp cho chồng nhưng mình thì tùng tiệm, nên dù mái tóc có xơ xác chị cũng không ra hàng chăm sóc, nhuộm uốn mà buộc túm thành củ hành sau gáy… cho mát.
Trong nhà, một mình chị cũng ôm đồm mọi việc, không thích chồng vào bếp vì hoang phí dầu mỡ, có lúc lại vỡ chén, bẹp xoong… tốn kém. Chồng đòi mua máy giặt Minh cũng không thích vì vừa tốn nước lại hại quần áo nên chị nai lưng ra giặt tay. Chồng con muốn đi ăn hàng chị cũng không cho vì đắt đỏ mà còn có nguy cơ bị đau bụng. Tiếc tiền, đương nhiên chị Minh không mua mĩ phẩm, dưỡng da duy nhất của chị chỉ là nước vo gạo và dưa chuột đắp mặt.
Lăn lộn vì chồng con, tiết kiệm triệt để, mới hơn 30 nhưng Minh trông như ngoài 40 tuổi. Đồng nghiệp khuyên bảo nên biết yêu lấy mình, kẻo chồng chán, chồng chê thì Minh chỉ cười xòa bảo: “Em đã hy sinh mọi thứ cho chồng con, sinh 2 đứa con khỏe mạnh. Chồng em về nhà sướng như vua, cơm ngon, nhà sạch, giường ấm. Làm gì có ai hầu như em. Bỏ làm sao được”.
Đau lòng… ngoại tình
Chỉ đến khi tận mắt thấy chồng và một phụ nữ lạ ôm nhau trong quán cà phê, Minh mới vật vã đau khổ. Trước hàng trăm câu hỏi chất vấn của vợ, anh Hưng - chồng Minh chỉ lặng câm hút thuốc. Cuối cùng, anh chỉ buông một câu: “Anh không yêu cầu em hy sinh mọi thứ cho anh. Bên cạnh em, anh giống như kẻ vô dụng, không có chân, có tay, không có tác dụng gì. Tình cảm vợ chồng cũng vì sự tiết kiệm của em mà thui chột. Anh không có cách nào khiến em thay đổi quan điểm được”.
Tâm sự với bè bạn, anh Hưng cũng tự trách giận mình để cho tình cảnh gia đình bị đẩy đến mức rạn nứt. “Vợ tôi vô cùng đảm đang, tôi luôn biết ơn cô ấy. Nhưng cũng không thể chịu được tính tiết kiệm đến mức khô kiệt mọi thú vui, ép tụt hết cảm hứng”.
“Làm sao có cảm hứng trước một bà vợ quần áo nhàu nhĩ, nét mặt cau có, động tác miễn cưỡng, thân thể cứng đờ. Trong khi đối với cô ấy, tôi được tâng bốc, được nghe những lời dịu dàng, ân cần, giường chiếu, chăn đệm luôn sạch tinh, thơm phức, đôi khi có ánh nến, tiếng nhạc du dương… Cô ấy luôn diện những bộ quần áo kích thích thị giác, khiến tôi luôn thấy cuốn hút, dạt dào cảm xúc. Tôi biết tôi có lỗi với vợ nhưng tôi không thể quay về”.
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, quan niệm sai lầm mà không ít phụ nữ mắc phải là hy sinh cho chồng con một cách vô điều kiện. Họ cứ cho rằng cơm bưng nước rót, nhà sạch, giường ấm, con ngoan là chồng sẽ vui vẻ nhận, sẽ biết ơn, sẽ “tôn thờ” vợ. Nhưng điều đó chỉ nuôi dưỡng tính ích kỷ, thói quen nhận sự hưởng thụ của đàn ông mà thôi. Đồng thời, vắt kiệt mình cho gia đình, người phụ nữ sẽ bỏ quên bản thân, không còn chăm sóc các thú vui của mình, cũng chẳng có thời gian, có sức lực để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn. Như vậy, chẳng bao lâu sẽ tụt hậu với chồng, không chỉ về hình thức, địa vị mà cả trí tuệ, tâm hồn. “Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi vợ (chồng) là bạn đời. Vì có chia sẻ, có giúp đỡ lẫn nhau, đồng điệu cùng nhau như những người bạn mới có thể duy trì hôn nhân đến đầu bạc răng long. Nhưng nếu mỗi người phát triển theo một hướng đến mức “ông chẳng bà chuộc” thì hôn nhân cũng không thể hạnh phúc. Người chồng chắc chắn sẽ tìm bạn tâm giao ngoài hôn nhân” - ông Hòa nhấn mạnh.
Theo Anh Thư
An Ninh Thủ Đô
An Ninh Thủ Đô