Hiểu đúng rối loạn cương, chuyện khó nói trở nên dễ làm
(Dân trí) - Việc hiểu đúng bệnh rối loạn cương không chỉ giúp nam giới được chữa trị nhanh hơn mà còn giảm thiểu những áp lực tâm lý không đáng có.
Theo National Insitutes Health 1992, rối loạn cương là một trong những căn bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Nó khiến “cậu nhỏ” của bệnh nhân không thể cương cứng hoặc cương cứng không đủ lâu để thỏa mãn “cuộc yêu”. Về lâu về dài, bệnh trở nên nghiêm trọng khiến phái mạnh mất bản năng ham muốn hoặc mất cảm giác lúc giao hợp. Tệ hơn, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nhất, dương vật sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng cương sai thời điểm. Ví dụ, khi “lâm trận” thì dương vật không thể cương cứng nhưng ở những hoàn cảnh bình thường như đang làm việc, gặp đối tác, thậm chí nửa đêm thức dậy... bỗng thấy “chào cờ”.
Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn cương dương đang ngày càng tăng cao và trẻ hóa
Theo nghiên cứu về Massachusetts Male Aging Study (MMAS) năm 1994 của BS. Mai Bá Tiến Dũng, bệnh Viện Bình Dân - bệnh viện đầu ngành về nam khoa cho biết, rối loạn cương xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 40 và trở nên nghiêm trọng hơn khi tuổi càng cao. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang ngày càng trẻ hóa ở ngay tuổi 18, lúc nam giới có thể quan hệ tình dục. Theo thông tin của Bệnh viện Bình Dân đăng trên website ngày 29/07/2019, mỗi năm có khoảng 8.000 - 9.000 lượt bệnh nhân đến thăm khám rối loạn cương. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, đã có đến 8.200 bệnh nhân. Một con số đáng báo động!
Tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Theo ước tính dựa vào nghiên cứu của MMAS năm 1994, chúng ta có thể dự kiến có khoảng 300 triệu nam giới bị rối loạn cương trong năm 2025
Bác sĩ Tiến Dũng cũng cho biết, quá trình đáp ứng tình dục và dương vật có thể cương cứng phải thoả mãn cả ba yếu tố: tâm thần kinh, sự hoàn chỉnh của hệ thống mạch máu của thể hang, vai trò của nội tiết testosterone.
Ngoài ra, các yếu tố tâm lý khác như bạn tình không đủ gợi cảm, thiếu kích thích hoặc bệnh nhân tự ti vì bị chê bai ở những lần giao hợp trước đó… cũng ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của “cậu nhỏ”. Cần đánh giá các vấn đề liên quan đến các bệnh lý của cuộc sống hiện đại như chấn thương vùng chậu do tại nạn giao thông – sinh hoạt , tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, suy sinh dục và xơ vữa mạch trong dương vật… dẫn đến các rối loạn cương. Không chỉ vậy, với nhịp sống bận rộn hay thói quen hút thuốc, sử dụng chất kích thích... cũng khiến giới trẻ dễ mắc bệnh hơn thông thường.
Tự đánh giá chứng rối loạn cương của bản thân bằng 5 câu hỏi
Một trong những cách đơn giản nhất để chẩn đoán bản thân có mắc bệnh hay không là trả lời 5 câu hỏi đơn giản trong bảng đánh giá sức khỏe tình dục nam giới (SHIM – Sexual Health Inventory For Man). Mỗi câu hỏi có thang điểm từ 1 – 5 tương ứng các mức độ của bệnh. Nếu tổng số điểm đạt 21 – 25 thì bạn không bị rối loạn cương dương. Ngược lại, dưới 21 thì bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh và cần được bác sĩ tư vấn.
Bệnh rối loạn cương không phải bệnh nguy hiểm và gây tử vong nhưng nó phản ánh sinh lực phái mạnh cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, hạnh phúc. Đặc biệt, đây còn là nguy cơ thầm lặng dẫn đến bệnh động mạch vành và tim mạch. Do đó, bệnh nhân không được tự ý chữa trị theo những nguồn truyền thông không chính xác mà nên gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chi tiết, theo dõi cũng như chữa trị đúng cách. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, chú ý hơn đến khẩu phần ăn, vận động thể thao và rèn luyện cho bản thân một tinh thần cởi mở cũng là phương thức tốt để tránh xa nỗi khổ khó nói mang tên rối loạn cương, giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.
Pfizer - Một trong những tập đoàn hàng đầu về dược phẩm, chế phẩm sinh học dựa vào nghiên cứu, hân hạnh đồng hành cùng công cuộc nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.