Đồng tính không phải là bệnh!
Hằng ngày chúng ta vẫn nghe nói đến những từ như "đồng tính", "gay", "giới tính thứ 3"... nhưng đồng tính có phải là một thứ bệnh và nguyên nhân của nó là do đâu?
Đồng tính là gì?
Một người bị cho là đồng tính khi anh hoặc cô ta thích một người cùng giới tính với mình. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đồng tính đều thích những người đồng giới giống như nam nữ bình thường thích nhau.
Cụ thể, trong tiếng Anh người ta chia đồng tính làm ba loại: "gay" để chỉ những người đồng tính nam, "lesbian - đồng dục nữ" để chỉ những người đồng tính nữ và "bisexual - ái nam ái nữ" để chỉ những người đồng tính thích cả nam lẫn nữ.
Nguyên nhân gây ra đồng tính?
Có lẽ đây là một trong những câu hỏi khó trả lời cho bất kỳ nhà nghiên cứu tình dục học nào. Có nhà nghiên cứu cho rằng đó là do gen di truyền, có người lại cho rằng đó là do sự tác động của cá nhân hoặc xã hội, hoặc là cả hai.
Có một nhận thức khá lệch lạc về vấn đề này cho rằng những trục trặc trong cuộc sống gia đình thường khiến người ta bị đồng tính. Không có một nhà nghiên cứu nào đồng tình với kết luận trên.
Đồng tính có phải là bệnh?
Không, đồng tính không phải là bệnh. Tất cả các tổ chức y tế trong đó có cả APA, Hiệp hội tâm lý học nổi tiếng của Mỹ đều cho rằng đồng tính không phải là bệnh. Tuy nhiên, chính cái cảm giác không chắc chắn hoặc không thoải mái với những cảm xúc của mình khiến cho người đồng tính hay mắc những căn bệnh như: mất ngủ, buồn nôn hay đau đầu.
Hãy chia sẽ cảm xúc của bạn với những người thân nhất, có thể là cha mẹ, anh em hoặc bạn bè để tránh những căng thẳng không cần thiết.
Có nên bắt hoặc thuyết phục người đồng tính thay đổi không?
Không nên, một số người sẽ cảm thấy sức ép phải thay đổi, nhưng khi cố gắng làm cái điều mà mình không thể thường dẫn đến trạng thái bị stress hay tuyệt vọng.
Homophobia nghĩ là gì?
Là thái độ kỳ thị người bị đồng tính quá mức bình thường.
Làm thế nào để biết mình đồng tính?
Hãy lắng nghe cảm xúc của mình, xem mình cảm thấy hạnh phúc và thoải mái với những thứ gì. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài, và bản thân bạn cũng như những người xung quanh khó chấp nhận sự thật ấy. Nhưng đổi lại, bạn sẽ biết được mình thực sự là ai.
Có nên nói ra mình đồng tính và khi nào thì hợp lý?
Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Nhưng nhất thiết bạn nên chia sẻ cảm xúc của mình với người mà bạn tin cậy. Nếu bạn không muốn nói với cha mẹ thì có thể nói với một người bạn thân nào đó. Hãy tin rằng những người thân luôn ủng hộ bạn và luôn sắn sàng nghe bạn chia sẻ cảm xúc của mình.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia. Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu.
Theo Xuân Thắng
VTC