Dị ứng ở trẻ - Hiểu đúng, Ngừa chuẩn, Hết lo

Dị ứng ở trẻ là chủ đề thường trực của các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Ví như việc các mẹ thường hay hoảng hốt khi trẻ bỗng dưng nổi mẩn đỏ, đi ngoài nhiều hơn hoặc hắt hơi liên tục là chuyện “cơm bữa”. Thật ra, ở trẻ nhỏ, việc dị ứng với sữa, thức ăn hay thời tiết là chuyện rất phổ biến và hoàn toàn thể kiểm soát được với “thần chú”: Hiểu đúng, Ngừa chuẩn, Hết lo.

Dị ứng ở trẻ - Người lo thái quá, người lại chủ quan

Hiện ở Việt Nam có khoảng 10 - 15% dân số mắc dị ứng và tập trung chủ yếu dưới bốn dạng là dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

“Con tôi đã một tuổi rưỡi rồi, các chị bạn cứ bảo cần tập cho ăn nhiều thức ăn khác nhau nhưng mỗi lần ăn gì lạ, cháu lại đi phân lỏng liên tục có khi đến 2 ngày mới khỏi. Tôi rất lo nên cứ quanh quẩn ngày ba cữ cháo thịt”. Đó là chia sẻ của chị Lê Hoa (Q.Tân Bình – TP.HCM) về trường hợp con mình.

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các triệu chứng dị ứng thường gặp theo lứa tuổi
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các triệu chứng dị ứng thường gặp theo lứa tuổi

Hầu hết các mẹ thường hoang mang khi phải phân biệt các triệu chứng dị ứng, và nguy cơ mắc dị ứng của con mình như thế nào, trong khi dị ứng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu phát hiện muộn. Ví dụ như từ viêm mũi dị ứng mãn tính có thể sẽ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm hơn, như viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm phổi…

“Các mẹ không nên lo lắng nhiều khi trẻ nhỏ bị dị ứng mà nên học cách để thích nghi hoặc giảm bớt tình trạng dị ứng của con. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ các dị ứng có thể “hoán chuyển” theo tiến trình dị ứng tức là trẻ bị dị ứng thức ăn hay viêm da dị ứng lúc nhỏ có thể chuyển sang hen suyễn hay viêm mũi dị ứng khi trẻ lớn cho nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ điều trị”– TS.BS Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội Tiêu hóa Nhi Khoa Việt Nam, cho lời khuyên.

Cần đánh giá sớm nguy cơ dị ứng

Chị Thanh Vy (Q.1 – TP.HCM) lo lắng: “Tôi mắc bệnh dị ứng thời tiết và thức ăn, con tôi 12 tháng tuổi cũng hay có biểu hiện dị ứng. Tôi đã làm một bài kiểm tra về nguy cơ dị ứng và biết được con mình nằm trong ngưỡng 20%-40%. Không biết cháu có bị di truyền từ tôi không?”. Việc hoang mang không viết nguy cơ con dị ứng do di truyền hay cơ địa hay môi trường bên ngoài… cũng là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ có con nhỏ.

Theo Khuyến cáo phòng ngừa tiên phát tiến trình dị ứng của Việt Nam (do Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp với Hội Phụ Sản khoa và Sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam biên soạn) nguy cơ dị ứng ở trẻ có thể chia thành 3 mức:

• Thấp

• Trung bình

• Cao

Nguy cơ dị ứng được đánh giá theo tiền sử bệnh của gia đình
Nguy cơ dị ứng được đánh giá theo tiền sử bệnh của gia đình

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là hiện nay 50% số trẻ bị dị ứng được sinh ra trong các gia đình không có tiền sử dị ứng. Hơn nữa, nguy cơ dị ứng ngày càng cao, không chỉ ở trên trẻ em mà còn ở mẹ mang thai, đòi hỏi mẹ cần đánh giá được nguy cơ bị dị ứng của con, trang bị các kiến thức và giải pháp phòng ngừa thích hợp.

Mẹ có thể đến tư vấn bác sĩ hoặc thử đánh giá các nguy cơ dị ứng cho trẻ tại đây để có những chuẩn bị cho việc chăm sóc sức khoẻ của con.

Phòng ngừa dị ứng bằng dinh dưỡng

Chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế được việc trẻ bị dị ứng từ chế độ dinh dưỡng. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng: nếu cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng bởi vì đạm trong sữa mẹ phù hợp với hệ tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch cho trẻ.

Đối với trẻ nhũ nhi có nguy cơ dị ứng trung bình và nguy cơ cao (tức là có tiền căn gia đình bị dị ứng mà không thể bú mẹ trong 6 tháng đầu đời), giải pháp được các chuyên gia khuyến nghị đó là sử dụng công thức dinh dưỡng có đạm thủy phân, đặc biệt là đạm whey thủy phân một phần.

Giải pháp dinh dưỡng có thể giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng ngay trong những năm tháng đầu đời
Giải pháp dinh dưỡng có thể giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng ngay trong những năm tháng đầu đời

Công thức dinh dưỡng đạm thủy phân (một phần hoặc toàn phần) là công thức sữa bò có đạm được phân cắt thành những đoạn nhỏ nên giảm được tính mẫn cảm, từ đó giảm được nguy cơ dị ứng. Trong trường hợp không đủ sữa mẹ, các sản phẩm công thức dinh dưỡng có đạm whey thủy phân một phần được ưu tiên khuyến nghị trong phòng ngừa dị ứng vì có mùi vị dễ uống đối với trẻ (tránh tình trạng trẻ ghét uống sữa) và giá thành hợp lý.

Thông tin thêm:

Theo nghiên cứu GINI - Can thiệp Dinh dưỡng Trẻ Nhũ Nhi người Đức (German Infant Nutrition Intervention) kéo dài 10 năm, theo dõi trên 1.450 trẻ ở lứa tuổi học đường đã cho thấy việc can thiệp dinh dưỡng sớm bằng sữa công thức thủy phân đạm sữa bò giúp giảm đáng kể tỷ lệ biểu hiện dị ứng ở trẻ có tiền căn gia đình bị dị ứng. Công thức đạm whey thủy phân một phần giúp giảm 36% nguy cơ viêm da dị ứng từ lúc sinh đến lúc 6 tuổi. Đây là các nghiên cứu do chính phủ Đức tài trợ và được tiến hành độc lập với nhà sản xuất.

Hiện nay, Nestlé Thụy Sỹ có công nghệ hiện đại độc quyền có thể phân cắt một cách nhẹ nhàng đạm whey của sữa bò thành những đoạn có trọng lượng phân tử nhỏ hơn đến 10 lần, vừa giúp làm giảm tính sinh dị ứng của đạm mà vẫn hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Thảo Minh