“Công cụ tình yêu” - lâu không dùng liệu có hỏng?

Bạn đi công tác, bỏ không chiếc xe máy vài tháng không dùng. Khi trở về, bạn dắt xe ra ngõ, thử rồ ga thì máy không nổ, đạp cả chục cái, nó vẫn im lìm. Sẽ là so sánh khập khiễng, nhưng liệu... "máy móc" của con người có rệu rã, hoặc ì ra như thế sau một thời gian “bỏ lửng” thế không nhỉ?

Nguyên nhân của sự... "dỗi hờn"

 

Do bệnh tiểu đường, cao huyết áp, anh trở nên thưa thớt rồi ngưng hẳn "chuyện ấy" với chị (vì e rằng mình chỉ làm chị... cáu thêm). Chị vừa tự ái, vừa giận, liền tách ra ngủ riêng. Một năm sau, anh chữa khỏi bệnh tiểu đường, muốn làm lành với vợ, liền đề nghị chung giường. Giận thì giận, mà thương thì thương, chị "ừ" nhỏ, chịu làm lành.

 

Ai ngờ, khi hữu sự, cả anh lẫn chị đều không cách gì "hoạt động" nổi. Tình trạng "trên bảo, dưới không  nghe" làm khổ cả hai người. Lần này, dù có ngủ chung cũng chẳng khác gì ngủ riêng. Cả anh lẫn chị đều nghĩ: "Hay là lâu quá không xài, vũ khí của mình trở nên... rỉ sét mất rồi?"

 

Làm sao cứu vãn đây?

 

Từ từ.. cải tạo lại, đừng lo nghĩ quá

 

Trong chuyện này, tâm lý quan trọng nhất. Việc lâu ngày không "gặp" nhau sẽ gây ra cảm giác lo lắng, e dè. Anh lo mình chưa phục hồi lại tư cách đàn ông. Chị lại lo mình hết hấp dẫn. Chính sự lo âu đó đã ngăn cản chất endorphin, không cho nó phát tín hiệu ham muốn đến trung khu thần kinh.

 

Chưa có tín hiệu, "vũ khí" chưa thể sẵn sàng. Càng lo lắng, chất endorphin càng trốn kỹ. Vì thế, muốn làm chủ chiến trường,  trước hết bạn và chàng phải vứt bỏ mọi suy nghĩ lo âu, giúp nhau thoải mái khi gần gũi.

 

Tình cảm là yếu tố quan trọng nhất. Hãy chứng tỏ rằng cả hai vẫn còn rất yêu nhau bằng những nụ hôn. Giống như thời mới cưới, hãy âu yếm, vuốt ve nhau để "làm lại từ đầu".

 

"Máy móc" của con người khi được chăm sóc đều đặn sẽ hoạt động hiệu quả. Chẳng khác chiếc xe máy ì ra không chịu nổ, sau khi châm dầu mỡ, xạc bình, lại chạy bon bon.

 

Theo Tiếp Thị & Gia Đình