Chuyện chăm trẻ trong gia đình đa hệ
(Dân trí) - Ngày càng nhiều đôi lứa sau khi kết hôn ra ở riêng luôn nhưng cũng không ít những cặp vợ chồng sống chung ông bà nội, ngoại. Chưa nói đến suy nghĩ khác nhau giữa hai thế hệ mà trong việc chăm sóc trẻ cũng có lắm nỗi dở khóc dở cười.
Nghe con dâu nói thế bà cụ tủi thân, nghĩ mình vô dụng và bỏ về quê. Bà cụ vừa khóc vừa nói: “Sao tôi lại không biết chăm cháu chứ, chồng nó, các anh chị nó được như ngày nay là một tay tôi chăm sóc…”. Sau lần đó, con trai, con dâu nói thế nào bà cụ cũng không lên nữa.
Thực ra đây là một vấn đề không lớn nhưng phải thật khéo léo mới không mất lòng ai. Thế hệ các cụ ngày xưa đã quen với kiểu chăm sóc con như vậy. Ngày nay xã hội phát triển nên cuộc sống có những đổi mới tiến bộ hơn. Trong trường hợp này có lẽ góp ý để các cụ hiểu sẽ tốt hơn là nhiếc mắng các cụ.
“Con trai tôi mới sinh được 6 tháng và rất hay hờn khóc. Nhưng mỗi lần thằng bé khóc là ông bà lại mở tivi cho cháu xem để cháu nín, còn tôi thì không đồng ý với cách dỗ cháu của ông bà, vì cháu còn nhỏ mà xem ti vi sẽ không tốt cho mắt. Nhưng Vợ chồng tôi lại đi làm cả ngày nên ông bà toàn quyền chăm cháu. Tôi thấy cách chăm cháu như vậy tự nhiên sẽ hình thành cho cháu thói quen không tốt...” - Một nàng dâu tâm sự.
Thực ra ông bà thường vì yêu cháu quá nên sẽ chiều mọi sở thích của cháu. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà các ông bố bà mẹ trẻ lại nặng lời với những bậc sinh thành. Hãy phân tích cho ông bà cái lợi cái hại của việc cho trẻ xem tivi quá sớm.
Tuy nhiên, cũng có không ít gia đình sống đa thế hệ có không khí quây quần rất vui vẻ và hiện đại. Như gia đình chị Hạnh ở Hà Đông, có ông bà nội rất tâm lý. Ông bà nội thậm chí còn thường xuyên khuyến khích vợ chồng chị đi du lịch để bù lại những ngày có bầu và sinh nở.
“Ông bà chăm cháu còn cẩn thận hơn tôi ấy chứ. Nhiều lúc tôi còn phát ghen với thằng cún con vì được bà yêu quá nên cứ quấn quýt ông bà thôi. Tôi mừng vì được về làm dâu nhà mẹ” - chị Hạnh bày tỏ niềm vui mừng.
Hoài Thu