Chiến thuật đình chiến

(Dân trí) - Tranh cãi đôi khi là tín hiệu tốt trong chừng mực nào đó thể hiện mối quan hệ khắng khít và đam mê. Tuy nhiên không nên cư xử thái quá mà cần học hỏi phương thức “mềm nắn rắn buông,” nàng cương, anh sẽ nhường!


Nghe nhiều, nói ít


Nghe nhiều, nói ít

Nếu tự thân nhận định mình như cỗ máy hát nhạc với điệp khúc liên tiếp lặp lại, thì hãy tỉnh táo bấm nút tạm ngừng. Nghiên cứu từng đúc kết rằng đa số các cặp không hạnh phúc đều có chung một nhược điểm: thường xuyên ca bài ca chì chiết, nhiếc móc, đay nghiến, xâu xé lẫn nhau, khiến đối tác bức bối, bực bội gây ra tranh cãi, dẫn đến đổ vỡ.

Đừng để cái tôi quá lớn

Trong tình huống nước sôi lửa bỏng, chỉ cần một chút khó chịu cũng sẽ biến thành cuộc chiến gay gắt. Một khi trái tim bị tổn thương, lòng tự trọng bị khinh miệt thì không gì có thể hạ hỏa cơn giận giữ lúc đó, người ta trở nên quyết liệt đấu trả để cái tôi được đề cao.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Chicago, não bộ luôn có tác động tiêu cực điều khiển hành vi, phản xạ chống đối với một số thông tin ức chế. Theo năm tháng, não dần phát triển hệ thống an toàn, phối hợp nhẹ nhàng kiểm soát, loại bỏ những tác động xấu. Vì thế chúng ta cần khéo léo lựa chọn từ ngữ sao cho ôn hòa nhất. Rõ ràng giao tiếp là để đạt được mục đích giải quyết vấn đề chứ không phải là gây muộn phiền hay làm đối tác tổn thương. Thay vì buộc tội, ca thán, hãy mạnh dạn thẳng thắn chia sẻ rằng phản ứng và hành động của người kia ảnh hưởng nhiều đến bạn và cùng ngồi lại bàn bạc phương án thích hợp nhất, đôi bên thực sự thoải mái hơn.

Cần chi phải phân biệt thắng - thua

Có lẽ nó là quy luật khi hai người tranh cãi, ai cũng muốn mình là người thắng cuộc. Nhưng hiển nhiên kẻ thua, người thắng đều trải qua những phút giây tổn thương và trái tim bị sứt mẻ phần nào. Thông thường, người thích phân biệt ai đúng ai sai hiếm khi tỉnh táo tìm ra phương án, mà chỉ thấy tự hào vì họ cho rằng họ luôn luôn đúng, không cần phải nhẹ nhàng, thay đổi. Đó là một quan niệm sai lầm.

Luôn nhớ rằng hai người là một cặp

Dù cho cãi vã nhưng hai người vẫn là một cặp. Vì thế kể cả những lúc lục đục cũng nên lựa lời mà nói để người kia cảm thấy đó là sự góp ý chân thành. Suốt quá trình tranh luận, vẫn cứ tỏ ra gần gũi, yêu thương, không nên gay gắt. Điều đó khẳng định hai người còn tình cảm và tình nghĩa dành cho nhau, sẵn sàng chấp nhận, tha thứ và bảo vệ mối quan hệ dù trong tình huống tồi tệ nhất.

C.Nguyễn
Theo WHM