Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: Yêu cầu giám định sức khỏeĐể được bố trí công việc chuyên môn phù hợp sau quá trình điều trị bệnh, bác sĩ Lê Khắc Thu phải có đánh giá sức khỏe do hội đồng y khoa cấp tỉnh thực hiện.
Bộ Y tế: Phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch hiện nay quá thấpTheo Bộ Y tế, các mức phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và mức hỗ trợ tiền ăn đối với các đối tượng được áp dụng tại Quyết định số 73/2011 quá thấp và không còn phù hợp.
Mẹ ôm con co giật cầu cứu giữa cao tốc được CSGT đưa đi cấp cứu kịp thờiSau giấc ngủ, bé gái 2 tuổi xuất hiện dấu hiệu sốt cao, lên cơn co giật. Tổ công tác số 1 Cục CSGT đã đưa hai mẹ con đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển nhận chế độ bảo hiểmLiên quan đến vụ việc bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) bị điều chuyển công tác khi đang điều trị bệnh, đến nay, bác sĩ này đã nhận được chế độ ốm đau.
04:41Hà Tĩnh: Thê thảm trạm y tế xã phục vụ cho gần 8000 dân ven thành phố Phục vụ cho hơn 1500 hộ dân, hơn 3000 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hà Tĩnh và nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thế nhưng trạm y tế xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm XuyênHà Tĩnh: Thê thảm trạm y tế xã phục vụ cho gần 8000 dân ven thành phố Phục vụ cho hơn 1500 hộ dân, hơn 3000 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hà Tĩnh và nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thế nhưng trạm y tế xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên hiện đã xuống cấp một cách trầm trọng. Thực trạng này khiến công tác khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trạm y tế xã Cẩm Vịnh có hai dãy nhà chức năng thì hiện dãy nhà gồm có 3 phòng phục vụ sinh đẻ, hậu sản, khám phụ khoa được xây dựng cách đây gần 30 năm đã xuống cấp nghiêm trọng. Tại dãy nhà này, phần móng bị lún, hầu hết tường nhà bị nứt nẻ, chân tường một số phòng bị lở vữa trát nham nhở, mái bị thấm dột dẫn đến hệ thống điện thắp sáng, phục vụ khám chữa bệnh bị rò rỉ. Tính mạng cán bộ y tế và người dân đến thăm khám tại đây bị đe dọa nghiêm trọng nên hơn một năm nay, quản lý trạm đã buộc phải cắt điện, dãy nhà này gần như bị đóng cửa, chỉ còn hoạt động trong nỗi lo sợ vào những lúc thời tiết thuận lợi. Dãy nhà còn lại cũng chẳng khá hơn. Dù được xây dựng muộn hơn căn nhà phía bên (năm 1994), nhưng theo thời gian, khí hậu khắc nghiệt trong đó có trận lũ lịch sử 2010 căn nhà dùng để thăm khám, cấp phát thuốc, điều trị bệnh cho người dân và phòng làm việc của cán bộ trạm cũng đã xuống cấp, tường nứt nẻ, mái thấm mốc meo. Phòng tiêm chủng mở rộng- nơi mà vào ngày tiêm chủng định kỳ hàng tháng có rất đông trẻ em đến tiêm chủng chật chội, thấm dột, trời mưa to nước chảy thẳng xuống phòng. Tình trạng xuống cấp nên những ngày thực hiện tiêm chủng định kỳ hàng tháng Trạm đã phải thực hiện tiêm chủng cho trẻ bên ngoài sân có mái che, hoặc khi triển khai khám sàng lọc thì phải để máy móc ở trên thềm. Trạm xuống cấp, thiếu thốn phòng ốc một số trang thiết bị, máy móc được các dự án y tế hỗ trợ như máy siêu âm, máy xét nghiệm, máy in phim, máy đo đường huyết nằm đắp chiếu, chưa thể đưa vào phục vụ nhân dân. Một trong những vấn đề rất đáng lo ngại ở đây không thể không nhắc đến là hệ thống nước sạch phục vụ công tác khám chữa bệnh, sinh hoạt của cán bộ y tế và người dân đến thăm khám, điều trị. Không có nước sạch, trạm đã phải sử dụng nguồn nước giếng nhiễm phèn nặng. Do sử dụng lâu năm nên giiếng đã xuống cấp, ô nhiễm, nước gần như chỉ phục vụ cho việc vệ sinh. Do Cẩm Vịnh là một địa phương đặc thù, ngoài hơn 1500 hộ dân, địa phương này còn là nơi tập trung của hơn 3000 sinh viên của trường Đại học Hà Tĩnh, trong đó có sinh viên đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, nên việc Trạm y tế xã xuống cấp đã khiến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho hay, dù trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chính địa phương vẫn chưa thể tìm ra lời giải bài toán cho thực trạng này. Theo ông Chiến, do nguồn lực khó khăn nên để giải bài toán nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân chính quyền xã chỉ còn cách chờ sự hỗ trợ của nhà nước.
Hàng loạt chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 1/20258 luật mới và các quy định liên quan đến sát hạch giấy phép lái xe, ứng dụng ngân hàng, đăng ký cư trú, CSGT lập chốt tuần tra, màu sơn của ô tô chở học sinh… có hiệu lực từ 2025.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngTrở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
Công nhân hối hả nâng cấp tuyến đường 6.300 tỷ đồng ở miền TâySau công tác dặm vá ổ gà, các nhà thầu đang tập trung thảm nhựa, thi công cọc xi măng đất, cào bóc tái chế mặt đường... để nâng cấp tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nối Cần Thơ - Kiên Giang.
Trạm y tế dự kiến sửa 2 tháng, làm 6 tháng chưa xongTrạm Y tế xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam được đầu tư 1,8 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp. Đến nay đã trễ thời gian hoàn thành đến 4 tháng, đơn vị thi công mới đạt 53% theo hợp đồng.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: Trạm y tế thiếu lãnh đạoSau khi tạm hoãn quyết định điều động, bổ nhiệm đối với bác sĩ Lê Khắc Thu, Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) rơi vào cảnh thiếu lãnh đạo, người bệnh đến khám không có bác sĩ.
Bác sĩ đuổi theo xe máy, cứu trẻ ngừng tim, ngừng thởChiếc xe máy lao vút qua ô tô, trên xe có cháu bé tím tái, lả như tàu chuối. Bằng linh tính nghề nghiệp, bác sĩ Phan Nhân Hậu tăng tốc đuổi theo, kịp thời hỗ trợ cấp cứu bệnh nhi.