Người đưa đò thầm lặng…Nếu ví các nhà giáo là những người lặng lẽ đưa đò chở khách qua sông... thì Nhà giáo Ưu tú Đỗ Khắc Phượng đã thầm lặng chở "khách" suốt 34 năm ròng trên miền núi thâm sơn của tỉnh Điện Biên. Mỗi chuyến đò là một thế hệ…, mỗi thế hệ là một khối tài sản quốc gia. Hơn ba mươi năm, quãng thời gian ấy là cả là một đời người dành trọn một đời nghề, "Nghề cao quý trong những nghề cao quý"!
Người đưa đò nghiêm khắcChắc hẳn những ai từng học trường cấp hai Giang Ái (thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) ngày trước vẫn còn nhớ hình ảnh cô giáo dạy văn nổi tiếng khó tính, nghiêm khắc một thời. Đó là cô Lài -cô giáo trở thành “nỗi ám ảnh” của không ít học sinh.
Nỗi day dứt của người “đưa đò” vùng caoNhà là những chiếc lán đơn sơ rách nát ghép vội từ bất cứ thứ gì tận dụng được; nắng thì nóng rát mặt, mưa lạnh thì co rúm lại một góc; bữa ăn dù đã độn nhiều khoai sắn vẫn chưa đủ no bụng… Cuộc sống khốn khó của hàng trăm học sinh vùng cao xã Mường Ải (Kỳ Sơn, Nghệ An) sống xa nhà, ở bán trú khiến nhiều người “đưa đò” rơi nước mắt.
“Người đưa đò” đặc biệt bên phá Tam GiangHơn 20 năm nay, đôi chân tật nguyền không ngăn được người thầy giáo yêu nghề đến với những học trò nghèo ven phá Tam Giang. Thầy tâm sự: “Dạy bằng cái đầu, bằng trái tim chứ không phải bằng chân”.
Trần Công Minh: Rời bóng đá chuyên nghiệp để làm thân phận “người đưa đò”Từng là tượng đài của bóng đá Việt Nam, từng cầm quân trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp, nhưng cựu cầu thủ Trần Công Minh hài lòng với công tác đào tạo trẻ, để “đưa đò” dìu dắt các thế hệ đàn em.
Huế: Lũ lại dâng cao, người đưa đò “chém” đẹpSáng nay 11/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới, nên Huế lại có mưa rất to ở các thượng nguồn. Dự báo chiều nay, lũ trên sông Hương và sông Bồ có khả năng vượt trên 4,0m. Tình hình diễn biến rất phức tạp.
Khi “những người đưa đò” khuyến khích học trò tham gia thi trò chơi trí tuệHòa chung không khí "bùng nổ" của sự kiện cuộc thi Chinh Phục Vũ Môn (CPVM) mùa thứ II “tái ngộ” giới trẻ học đường tại trường THCS Lê Quý Đôn vào ngày 19/9 vừa qua, rất nhiều thầy cô giáo là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách của nhiều trường THCS trên cả nước đã bày tỏ sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt thành đến cuộc thi năm nay.
Nhân ngày 20/11: Nghĩ về thầy côNghề giáo thường được ví như nghề lái đò và thầy cô là những người đưa đò. Những chuyến đò âm thầm chở từng lớp người, từng lớp học trò ngày ngày đến bến mới. Con đò cứ lặng lẽ theo dòng thời gian mang người lữ khách đến nơi họ cần đến.
Người thầy dạy Toán nuôi ước mơ, hoài bão cho học trò Cù Lao DungMong mỏi của thầy giáo Lâm Văn Cam là tất cả học sinh nghèo đều được đến trường và anh cũng hi vọng, đội ngũ “người đưa đò” ở những vùng khó khăn, hải đảo luôn nhiệt tâm công tác vì ở nơi ấy, có nhiều ước mơ, hoài bão đang cần các thầy cô nuôi dưỡng, thúc đẩy.
Xuyên rừng, vượt đèo cõng chữ lên đỉnh BYầuMỗi tuần, trên chiếc xe cà tàng, các thầy cô giáo điểm trường BYầu (trường tiểu học Lơ Pang, Mang Yang, Gia Lai) phải rất chật vật xuyên rừng để lên đỉnh BYầu “gieo chữ”. Cứ thế hơn 30 năm nay, các thầy cô giáo vẫn thầm lặng làm người đưa đò chở bao thế hệ con em đồng bào Barna trưởng thành.
Ở nội trú chật chội, giáo viên vùng cao vượt khó trồng ngườiỞ độ cao trên 1.000m, những giáo viên vùng cao vừa phải chịu cái lạnh, rét vừa cố gắng mang con chữ đến từng thôn, bản. Sống trong căn nhà nhỏ: một người chỉ 5m2, một phòng 4 người chỉ 3 chiếc giường, một chiếc bàn, những người đưa đò ấy vẫn san sẻ tình đồng nghiệp, tình thầy trò.