Niềm tin vào chất lượng và trách nhiệm doanh nghiệp

Liên quan đến vụ sữa nghi nhiễm khuẩn, thông báo ngày 12/9 từ Cục An toàn thực phẩm cho biết, dù các sản phẩm có chứa đạm whey protein concentrate của Fonterra hoàn toàn không nhiễm khuẩn, Abbott đã tiến hành thu đổi theo đúng quy trình và hoàn tất tiêu hủy.

Hai tuần sau công bố của Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand các lô sữa protein cô đặc của Fonterra không chứa vi khuẩn clostridium botulinum, những hoang mang và lo lắng của người tiêu dùng dường như đã lặng. Trên các kệ hàng của các cửa hàng chuyên doanh mặt hàng sữa, các sản phẩm của những thương hiệu uy tín đã trở lại vị trí vốn có và vẫn được nhiều bà mẹ lựa chọn.

Tiêu chí lựa chọn: chất lượng và hơn thế nữa

Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm 2000 đã lên tới 14,81 lít/người/năm vào năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010. Sữa và nhiều chế phẩm từ sữa đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt. Bởi người dân, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, đánh giá rất cao vai trò của sữa trong việc chăm sóc sức khỏe.

Niềm tin vào chất lượng và trách nhiệm doanh nghiệp

Đối với măt hàng sữa nói chung và thức ăn bổ sung dinh dưỡng nói riêng, chất lượng, những thành phần cải tiến có lợi cho sức khỏe và sự an toàn trở thành mối quan tâm đầu tiên của người tiêu dùng khi lựa chọn. Uy tín về thương hiệu và trách nhiệm doanh nghiệp trong ứng xử với lợi ích của cộng đồng cũng là một trong các yếu tố quyết định cho lựa chọn của người tiêu dùng. Chính vì thế, cách xử lý của các hãng sữa trong việc thu đổi sản phẩm chỉ vì nghi một trong số rất nhiều nguyên liệu nhiễm vi khuẩn CB có hại cho sức khỏe vào tháng 8 vừa qua đã được cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng đánh giá cao.

Trách nhiệm doanh nghiệp – chìa khoá nắm giữ niềm tin

Một chủ cửa hàng kinh doanh sữa trên đường Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, hai tuần nay, khách hàng đã quay lại lựa chọn các sản phẩm sữa từng bị nghi nhiễm khuẩn, trong đó có Similac GainPlus của Abbott. Sự trở lại khá sớm của người tiêu dùng ngay sau khi được cơ quan chức năng thông báo kết quả kiểm nghiệm là câu trả lời cho niềm tin vào chất lượng cũng như trách nhiệm cao của các hãng sữa, trong đó có Abbott, trong “sự cố” vừa qua.
 
Cụ thể ngay khi nhận được thông báo từ New Zealand, Abbott Việt Nam đã chủ động phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phát đi thông báo và thực hiện đổi trả các lô sữa Similac GainPlus Eye-Q số 3 nằm trong diện nghi ngờ nhiễm khuẩn. Thu hồi chỉ để phòng ngừa, công ty sữa biết chắc rằng sẽ gánh chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng chỉ trong vòng 48h gần 90% sản phẩm Similac Gain Plus nằm trong diện nghi vấn đã được rút khỏi thị trường. Và dù đã được “minh oan” nhưng Abbott cũng đã hoàn tất tiêu hủy hoàn toàn số sữa đã thu hồi như thông tin của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết ngày 12/9.

Niềm tin vào chất lượng và trách nhiệm doanh nghiệp

Với lịch sử 125 năm phát triển và 85 năm kinh doanh trong lĩnh vực dinh dưỡng, Abbott đã có cách ứng xử đầy trách nhiệm với người tiêu dùng. Tổng giám đốc Abbott Việt Nam, ông Jullian Caillet khẳng định: “Ưu tiên số một của Abbott luôn luôn là người tiêu dùng. Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thích hợp để người tiêu dùng tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm của Abbott”.

Nhận định về ứng xử của các doanh nghiệp liên quan, Cục An toàn thực phẩm đã có lời hoan nghênh cho tinh thần làm việc nghiêm túc của công ty, Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng An toàn thực phẩm đã đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác và cách làm việc có trách nhiệm của công ty trong việc thu đổi sản phẩm có liên quan trong thời gian vừa qua.

Kim Mai