Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm – Khoản vay bổ sung

Ngày 22/4/ 2017, tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã diễn ra hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 Dự án cạnh tranh Ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm – Khoản vay bổ sung (Cr.5692-VN)

Đến dự Hội Nghị có sự tham gia của ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đại diện Ngân hàng thế giới (WB); Đại diện một số Bộ, Ngành, Cơ quan liên quan thuộc Trung ương; Đại diện Ban quản lý Trung ương Dự án LIFSAP-AF; Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình; Đại diện ban quản lý LIFSAP-AF 12 tỉnh /thành phố….cùng các ban ngành, tổ chức khác.

Hội nghị đã điểm lại những hoạt động mà dự án đã triển khai trong năm 2016, nêu lên những đóng góp tích cực của Dự án trong phát triển ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm.

Mục tiêu chung của dự án là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng xuất, chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn ở các tỉnh dự án.

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) được thực hiện mở rộng và mạnh mẽ trên địa bàn 12 tỉnh/thành gồm: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về khoản vay bổ sung được thực hiện trong 3 năm (2016 - 2018) trên địa bàn 12 tỉnh.Tổng mức đầu tư của Dự án 54,68 triệu USD.

Chủ nhiệm dự án LIFSAP– ông Võ Thành Sơn
Chủ nhiệm dự án LIFSAP– ông Võ Thành Sơn

Hội nghị đã tổng kết và đưa ra con số đáng nể mà dự án LIFSAP đã đạt được tính đến ngày 31/3/2017:

Tổng số hộ tham gia thực hiện quy trình GAHP được thiết lập trên phạm vi 263 xã thuộc 12 tỉnh Dự án là 15.698 hộ với 745 nhóm GAHP.

Dự án LIFSAP đã hỗ trợ hình thành 12 hợp tác xã chăn nuôi với 309 thành viên tham gia. Số lượng tổ hợp tác (THT) đã được đăng ký thành lập là 138 Tổ hợp tác với 2.480 hộ thành viên tham gia, trong đó các THT được thành lập và bước đầu đã có hiệu quả như ở Hải Phòng, Thái Bình, TPHCM, Đồng Nai…

Quy mô đàn lợn của các hộ GAHP trong đạt bình quân 37,46 con/hộ, tăng hơn so với mục tiêu năm 2017 đặt ra là 1,01%; đàn gà đạt 1.578 con/hộ, đạt 87,67% so với mục tiêu năm 2017.

238 cơ sở với quy mô giết mổ lớn được thành lập và đi vào hoạt động, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về xử lý chất thải và vệ sinh thú y.

Đã có 442 chợ được Dự án đầu tư nâng cấp trong đó có 425 chợ được đưa vào vận hành sử dụng. Mô hình chợ thực phẩm mang tên LIFSAP đã gây được tiếng vang lớn và được nhiều tỉnh không tham gia Dự án học tập và áp dụng.

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm – Khoản vay bổ sung - 2

Theo kế hoạch, trong năm 2017, Dự án tiếp tục củng cố 735 nhóm GAHP đã thành lập và xây dựng nhân rộng 465 GAHP mới nhằm thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu 1.200 nhóm của dự án. Tập trung hỗ trợ 12 Hợp tác xã và 100 tổ hợp tác ưu tú đã được thành lập tại các tỉnh xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai các hoạt động hỗ trợ theo hình thức cạnh tranh trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh vận hành…

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm – Khoản vay bổ sung - 3

Các sản phẩm thuộc dự án LIFSAP có vai trò quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế, đời sống người dân, đã tạo chuyển biến mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi Việt Nam thông qua việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với thị trường; tăng cường năng lực dịch vụ khuyến nông chăn nuôi và thú y trung ương. Dự án sẽ kết thúc cuối năm 2018, hy vọng rằng kế tiếp theo sẽ có nhiều hơn nữa những dự án mới về vệ sinh antoàn thực phẩm, từ đó có những sản phẩm chất lượng tốt được đưa đến tay người dùng.