Để người nuôi bò sữa giảm chi phí, tăng thu nhập, phát triển bền vững
Để giảm chi phí đầu vào, bên cạnh việc huấn luyện cho nông dân cách quản lý tốt trang trại, một trong những giải pháp khác mà FrieslandCampina VN đang triển khai là tổ chức liên kết nhóm giữa các hộ chăn nuôi...
Nuôi bò sữa chỉ có lỗ?
Một số hộ chăn nuôi bò sữa cho biết nguyên nhân chính làm họ lỗ là do giá thành đầu vào tăng quá nhanh. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi các loại tăng ít nhất từ 5 - 7 lần, mức tăng từ 5 - 10%. Với mức tăng này, giá thành sản xuất sữa cũng bị đội lên một cách tương ứng. Trong khi đó, giá thu mua sữa của các nhà máy không thể tăng tương ứng.
Ông Lưu Văn Tân, Trưởng bộ phận phát triển ngành sữa của FrieslandCampina VN, nhận xét: bên cạnh những lý do về khả năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi...của từng hộ, một số vùng nuôi bò sữa tập trung trước đây (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh…), có tốc độ đô thị hóa nhanh nên mất dần các lợi thế cạnh tranh, không còn phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa. Ở những địa bàn này, giá đất đắt như… vàng, trong nhiều người nuôi bò phải thuê đất trồng cỏ hoặc phải mua cỏ. Ngòai ra, nhiều người còn thuê cả chăm sóc, vắt sữa ... với gía nhân công cũng cao ngất ngưởng. Theo khảo sát thực tế của FrieslandCampina VN, ở nhiều hộ nuôi bò sữa tại những quận, huyện này giá thành sữa đã vượt cả giá thu mua của doanh nghiệp. Người nông dân vì thế than lỗ là điều dễ hiểu.
Làm thế nào để phát triển bền vững?
Theo ông Tân ngòai việc việc cần quản lý sử dụng nguồn vốn (đất đai, chuồng trại, bò sữa…) một cách hiệu quả, để có thể phát triển một cách bền vững thì người chăn nuôi cần phải quan tâm đến việc sản xuất sữa có chất lượng cao với chi phí hợp lý. Qua đó lợi nhuận tạo ra có thể được tái đầu tư nhằm nâng cao qui mô đàn bò cũng như sản lượng sữa của trại. Qui mô đàn bò và sản lượng sữa hợp lý và lợi nhuận ổn định là điều kiện cần thiết để người chăn nuôi chuyên nghiệp hóa và gắn kết lâu dài với nghề chăn nuôi bò sữa.
Ngoài ra, khi các hộ liên kết lại thành các nhóm giao sữa có sản lượng sữa cao sẽ giảm bớt chi phí giao nhận sữa. Với chất lượng cao hơn các hộ trong nhóm giao sữa sẽ nhận được với giá cao hơn từ 300 – 400 đồng/kg so với trước. Bên cạnh đó, FrieslandCampina VN hiện đang đầu tư lắp đặt bồn làm lạnh ngay tại trại lớn hoặc cho nhóm giao sữa. Hàng ngày sữa từ các hộ nuôi trong nhóm sản xuất ra sẽ nhanh chóng được đưa vào bồn lạnh bảo quản, làm giảm nguy cơ nhiễm vi sinh để có gía sữa cao hơn.
Bà Phạm Kim Lê, một hộ nuôi tại xã Tân Phú Trung (Củ Chi, TP.HCM), với sự khuyến khích của FrieslandCampina đã giành toàn bộ diện tích hơn 2ha đất của gia đình để trồng cỏ mở rộng trang trại, đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật cũng như mạnh dạn sử dụng các máy móc chuyên dụng. Với sự hướng dẫn kỹ thuật, cách quản lý trang trại, quản lý chất lượng của FrieslandCampina VN, chất lượng sữa của trang trại này luôn vượt chuẩn, được thu mua với giá trên 8.000đồng/kg, đảm bảo có lợi nhuận.
Theo ông Tân, trang trại chăn nuôi của chị Lê là một mô hình tốt cho các hộ chăn nuôi bò sữa tham khảo. “Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam đang khuyến khích giúp đỡ cho người nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng này. Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm sữa chất lượng cao như Dutch Lady, Yomost, Friso..., FrieslandCampina còn được biết đến như là một hợp tác xã lớn nhất thế giới, có kiến thức, kinh nghiệm từ hơn 135 năm họat động trong ngành chăn nuôi, sản xuất và chế biến sữa. Chúng tôi đã đang và sẽ tiếp tục tích cực chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ người nuôi bò sưã Việt Nam phát triển bền vững.”