Đại diện quốc tế đến thăm nhà máy điện hạt nhân Nga
Phái đoàn gồm 42 đại diện thường trực của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế ở Vienna đã đến Saint-Petersburg và tham quan các công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến của Nga trong tuần từ 17 - 21/07/2017.
Các đại sứ đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động Leningrad, và nhà máy điện hạt nhân Leningrad II đang được xây dựng tại tỉnh Sosnovy Bor, vùng Leningrad - nơi ROSATOM chuẩn bị phê duyệt lò phản ứng thế hệ 3+ (VVER-1200) – loại lò đáp ứng tất cả các yêu cầu về an toàn sau sự cố Fukushima.
Đại sứ Vũ Việt Anh, Trưởng Phái đoàn Đại diện Việt Nam tại các Tổ chức Quốc tế ở Vienna phát biểu: “Tôi tin rằng năng lượng hạt nhân chính là nguồn năng lượng của tương lai, và tôi mong ROSATOM tiếp tục tổ chức các chuyến tham quan như thế này để đại biểu từ các nước được biết nhiều hơn về công nghệ hạt nhân của Nga. Tại nhà máy điện hạt nhân Leningrad, tôi đặc biệt ấn tượng bởi khả năng vận hành an toàn trong suốt hơn 40 năm qua của các lò phản ứng hạt nhân. Bên cạnh đó, các tổ máy mới có công suất cao hơn với chi phí sản xuất thấp hơn cũng đặc biệt gây chú ý tới tôi. Việt Nam hiện đang tạm ngưng các dự án điện hạt nhân, nhưng tôi chắc chắn rằng chỉ năm đến mười năm nữa, Việt Nam sẽ cân nhắc lại về vấn đề này, và có khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi dự án điện hạt nhân. Bên cạnh đó, việc triển khai dự án Trung tâm Khoa học & Công nghệ Hạt nhân (CNEST) vẫn sẽ được Việt Nam tiếp tục tiến hành”.
Các đại biểu cũng đã đến thăm Công ty TNHH Baltijskiy Zavod – Sudostroenie, và tham quan nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov (được thiết kế để cung ứng điện cho vùng cảng Pevek và các công ty thuộc vùng Chukotka), cùng tàu phá băng hạt nhân thế hệ mới đang được xây dựng tại đây.
Sự kiện này được Nga mời với tư cách là quốc gia thành viên hàng đầu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA và là thành viên của Hội đồng Thống đốc IAEA. Kể từ năm 2013, đây là chuyến thăm lần thứ 5 được sắp xếp theo sứ mệnh thường trực của Nga tới IAEA và là chuyến thăm có kỷ lục về số người tham gia. Phái đoàn bao gồm các nhà ngoại giao và các chuyên gia hạt nhân đến từ Áo, Brazil, Trung Quốc, Jordan, Hungary, Panama, Peru, Cộng hòa Nam Phi, Singapore, Sudan, Thụy Sĩ, Thái Lan và các nước khác.
“Vấn đề quan trọng nhất trong chuyến thăm chính là mối liên hệ giữa điện hạt nhân và hệ sinh thái. Nhà máy nằm ở một trong những khu vực sạch nhất của vùng Leningrad, điều này chứng minh điện hạt nhân là một nguồn năng lượng xanh. Cũng tại đây, quan khách đã trao đổi và nhận được câu trả lời trọn vẹn liên quan đến sự an toàn vận hành và đều nhận định rằng các nhà máy điện hạt nhân của Nga là các nhà máy an toàn nhất trên thế giới” - Vladimir Voronkov, Đại diện Thường trực của Liên bang Nga tại các Tổ chức Quốc tế ở Vienna, nhấn mạnh.
Thông tin tham khảo:
Các chuyến tham quan thể hiện sự cởi mở của ROSATOM và ngành công nghiệp hạt nhân Nga. Trong bốn chuyến viếng thăm trước đây, các đại diện thường trực đã đi thăm nhà máy điện hạt nhân Rostov và Belarus, nhà máy Atomash (chi nhánh của Công ty Cổ phần Kỹ thuật AEM thuộc bộ phận cơ khí của Tập đoàn ROSATOM), Công ty Điện hoá Urals (thuộc Công ty nhiên liệu ROSATOM TVEL), cùng các cơ sở và doanh nghiệp điện khác của Nga. Các quan khách đều nhiệt liệt ghi nhận nỗ lực trong việc sắp xếp tổ chức các chuyến viếng thăm cũng như công nghệ hạt nhân độc đáo của Nga.
Về Tập đoàn ROSATOM
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM là tập đoàn dẫn đầu ngành công nghiệp hạt nhân, quy tụ hơn 400 công ty và tổ chức nghiên cứu phát triển. Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân, tập đoàn hiện hoạt động toàn cầu, cung ứng các dịch vụ hạt nhân toàn diện từ việc làm giàu uranium đến xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. ROSATOM hiện là tập đoàn hạt nhân hàng đầu thế giới, triển khai các dự án xây dựng 8 lò phản ứng tại Nga và 34 lò phản ứng trên toàn thế giới. Hiện công suất hạt nhân tại 34 lò phản ứng ở Nga của ROSATOM là 26.7GW. Tập đoàn cũng nắm giữ 36% thị trường làm giàu uranium toàn cầu và 17% thị trường nhiên liệu hạt nhân trên thế giới.
Hợp tác Nga – Việt
Việt Nam và Nga đã có một quá trình hợp tác lâu dài trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Một lò phản ứng nghiên cứu đã được vận hành thành công ở Đà Lạt trong nhiều năm qua. Lò phản ứng này đã được hiện đại hóa bởi các chuyên gia Nga vào những năm 1980. Nga cũng hỗ trợ cho Trung tâm Thông tin Năng lượng Hạt nhân ở Việt Nam với sứ mệnh nâng cao nhận thức của công chúng về năng lượng hạt nhân.